Bài Chòi Hội An – nét văn hóa nghệ thuật dân gian tại Phố Cổ

Trong hành trình du lịch Hội An, thưởng thức bài chòi Hội An là một trải nghiệm vô cùng thú vị và hấp dẫn. Nếu miền Bắc có dân ca Quan họ, miền Nam có đờn ca tài tử thì miền Trung có bài Chòi. Ghé thăm Phố cổ và lắng nghe giai điệu của bài Chòi sẽ để lại cho bạn những kỷ niệm khó phai mờ. Cùng Where S tìm hiểu ngay về loại hình nghệ thuật đặc sắc này. 

1. Giới thiệu vài nét về bài Chòi Hội An

Bài Chòi về cơ bản là một trò chơi bài được chơi trên chòi. Bài Chòi được tổ chức trong một không gian rộng lớn bên dòng sông Hoài đẹp như tranh vẽ của phố cổ Hội An. Bài Chòi trước đây chỉ được tổ chức vào các dịp lễ tết, tế lễ đầu xuân, lễ hội quan trọng còn bây giờ, nó được tổ chức hàng đêm tại phố cổ Hội An.

Bài Chòi được tổ chức hàng đêm tại Hội An

Nguồn gốc Bài Chòi là một trò chơi dân gian mang bản sắc văn hóa của người dân các tỉnh miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận vào năm 2017.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Tổng Hợp 16 Món Đặc Sản Hội An Ngon, Được Tín Đồ Du Lịch Đề Xuất

Top 9 Quán Mì Quảng Ếch Ngon Tại Đà Nẵng

2. Bài chòi ở Hội An được diễn ra như thế nào?

2.1. Cách chơi bài Chòi xứ Quảng

Người hô bài chòi xứ Quảng:

Anh Hiệu chị Hiệu là người hô bài Chòi. Người chơi phải chú ý nghe theo hiệu lệnh của Anh Hiệu chị Hiệu. Họ sẽ hô lên lời hát được đặt trên thẻ bài chòi.

Đối tượng chơi bài Chòi tại Phố cổ Hội An:

Du khách trong nước và người dân địa phương, sẽ có đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu ngoại ngữ giải thích nội dung, ý nghĩa và cách chơi cho khách nước ngoài.

Cách chơi bài chòi Hội An:

Để chơi bài Chòi, người tham gia sẽ dựng một chòi ở trung tâm, được gọi là chòi cái, bao quanh bởi mười chòi con. Những người chơi sẽ ngồi trong những chòi nhỏ. Anh Hiệu và chị Hiệu đứng tại chòi cái. Tuy nhiên, sẽ chỉ có 4-5 chòi được dựng tại Phố cổ Hội An.

Ở một số vùng khác của miền Trung, người ta chỉ đơn giản là trải chiếu, trồng cây nêu, treo bài chòi hoặc dựng ghế chơi bài chứ không dựng chòi.

Các quy tắc của bài Chòi:

Các quy tắc của bài Chòi

Tiếng trống rộn rã báo hiệu sự bắt đầu của trò chơi bài chòi. Anh Hiệu và chị Hiệu sẽ hô gọi để thu hút sự chú ý của mọi người.

Anh Hiệu và chị Hiệu sẽ hát bài hát giới thiệu tên các quân bài. Người chơi sẽ chọn ba lá bài và giữ chúng trong lòng bàn tay.

Sau đó, Anh Hiệu chị Hiệu bước ra trước chòi, nhặt ống bài rồi rút từng cây bài và hô bài hát gắn liền với tên bài. Người chơi sẽ gõ lên mõ ba lần hoặc kêu lên “có đây” ở bất kỳ chòi nào có thẻ bài đó. Người chơi sẽ được cấp một cây cờ đuôi nheo ở mỗi lần.

Trò chơi tiếp tục cho đến khi một trong các chòi nhận được cả ba cờ đuôi nheo. Người chơi sẽ nói “tới” và sau đó gõ mõ một hồi liên tục. Trống cán và trống tum trong chòi cái sẽ vang lên ngay lúc đó để tuyên bố người chiến thắng. Giải thưởng là một chiếc đèn lồng  dành cho người chiến thắng.

Đặc điểm của bộ bài chơi bài Chòi:

Người chơi chọn 3 lá bài khi chơi bài Chòi

Bộ bài chơi bài Chòi là phiên bản cải biến của bộ Tam Cúc. Bộ bài gồm 33 lá như nhứt nọc, nhì nghèo, thằng bí, lá liễu… được vẽ trên giấy rồi dán vào thẻ tre. Mỗi một thẻ tre là 3 quân bài khác nhau. 

Bộ bài gồm ba pho (pho sách, pho vạn, pho văn), mỗi pho 10 lá và 3 lá lẻ (lá cửu điều đen, lá ông ầm đen, lá tử cẳng đen). Các quân bài có kích thước tương đối lớn để người chơi có thể nhìn rõ những họa tiết và tên của từng quân bài.

2.2. Hát lời bài Chòi ở Hội An

Đặc điểm của lời hô hát bài Chòi: Bài Chòi gồm hai loại hình là trò chơi bài Chòi và hát bài Chòi. Lời hát của bài chòi gồm xàng xê, hồ quảng, xuân nữ và cổ bản, đây được xem là bốn giai điệu chính trong một bài hát. Lời bài hát chòi là sự kết hợp các làn điệu dân ca Nam bộ với lối hát, lối nói của tuồng. Nhiều bài hát chòi được các nghị sĩ sáng tạo nên các điệu lý câu hò khác như Chèo thuyền, hò Khoan, hát Ru con, vè Quảng.

Người hô hát bài chòi là những ai: anh Hiệu, chị Hiệu là những người biểu diễn dân ca bài Chòi, người hô hát bài chòi cần phải tập trung để biết tên của quân bài được chọn, hát gì và lên ý tưởng cho bài hát. Họ là những người có khả năng hát hay, diễn xuất hài hước, duyên dáng và khả năng ứng biến linh hoạt. Anh Hiệu, chị Hiệu là những người “giữ hồn” cho bài hát chòi Hội An.

3. Ý nghĩa văn hóa bài Chòi của người dân Hội An

Lời bài Chòi thể hiện tư duy ​​và thẩm mỹ của con người qua nhiều thế hệ. Những làn điệu dân ca, tục ngữ trong bài Chòi mang tính giáo dục, tôn trọng đạo lý của người Việt được lưu truyền từ bao đời nay.

Dân ca bài Chòi góp phần gìn giữ hơi thở truyền thống và nuôi dưỡng những nét đẹp văn hóa đang có nguy cơ bị mai một của dân tộc. Ca từ của bài hát cũng mang ý nghĩa đương đại khi được tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với  người dân, giúp xã hội ngày càng phát triển tươi đẹp hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về dân ca bài Chòi Hội An. Hy vọng, với những chia sẻ từ Where S sẽ giúp bạn có trải nghiệm tuyệt vời với làn điệu dân ca xứ Quảng này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *