Học kỹ năng quản lý hiệu quả cùng Where S

Công việc quản lý vốn không hề đơn giản. Để hoàn thành tốt vai trò dẫn dắt nhân viên và bộ phận trở nên phát triển hơn, các nhà quản lý cần có một kiến thức và kinh nghiệm thực tế vững chắc. Để thực hiện được điều đó, hãy cùng Where S học kỹ năng quản lý trong bài viết sau đây để trở thành một người quản lý ưu tú!

Kỹ năng quản lý là gì?  

Kỹ năng quản lý là các kiến thức, kinh nghiệm và khả năng trong việc quản lý các hoạt động hoặc con người. Qua đó, đảm bảo tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan có thể hoạt động hiệu quả và năng suất hơn. 

Kỹ năng quản lý thường được hình thành thông qua quá trình tự học, rèn luyện và kinh nghiệm đúc kết từ công việc. Vậy nên, kỹ năng này hoàn toàn có thể phát triển nếu bạn liên tục kiên trì học tập và trau dồi mỗi ngày

>> Kỹ năng xác định mục tiêu là gì? Nằm lòng 4 nguyên tắc vàng để xác định mục tiêu cụ thể

Phân cấp trong quản lý như thế nào?

Các tổ chức, doanh nghiệp lớn thường sẽ phân thành 3 cấp quản lý, theo cấu trúc kim tự tháp. Cụ thể: 

  • Quản lý cấp cao: Ví dụ như giám đốc điều hành, chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị,… Nhiệm vụ của họ là điều hành, quyết định và đề ra các chiến lược, cách thức hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Quản lý cấp trung: Bao gồm các nhà quản lý khu vực, chi nhánh, bộ phận,… Họ thường sẽ cung cấp các thông tin, phương hướng cho cấp cao hơn. 
  • Quản lý thấp hơn: Các chức vụ như trưởng nhóm, giám sát viên, trưởng dự án,… Họ sẽ đưa ra các định hướng về công việc và quản lý, giám sát nhân viên hoàn thành nó. 
kỹ năng quản lý hiệu quả

Mỗi cấp bậc đều yêu cầu một trình độ và kiến thức chuyên môn riêng. Cấp bậc càng cao thì càng yêu cầu nhiều về kỹ năng. Ví dụ như: 

Quản lý cao cấp

  • Cần một nguồn kiến thức rộng và kỹ năng quản lý vững chắc. 
  • Nhận thức tốt về các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, chẳng hạn như thị trường, thị thiếu khách hàng,…
  • Các quyết định của quản lý cấp cao cần mang tính chất dài hạn và có ích.
  • Các kế hoạch, quyết định cần dựa trên một quá trình chỉ đạo, phân tích, nghiên cứu rõ ràng.
  • Có trách nhiệm với các quyết định đề ra. 
  • Có khả năng đề ra các kế hoạch làm việc hiệu quả cho nhân viên và doanh nghiệp.

Quản lý cấp trung

  • Nhà quản lý ở cấp này cần hiểu biết rõ về một số kiến thức chuyên ngành và các nhiệm vụ quản lý. 
  • Có trách nhiệm, nhiệt tình thực hiện tốt các quyết định, yêu cầu của cấp cao. 
  • Quản lý cấp thấp hơn
  • Ở cấp độ này, bạn có nhiệm vụ phải đảm bảo các kế hoạch, dự án được thực hiện rõ ràng.
  • Các quyết định của cấp này chỉ mang tính ngắn hạn (thời vụ).

>> Bí quyết áp dụng kỹ năng thu thập và xử lý thông tin hiệu quả

5 kỹ năng quản lý cơ bản nhất

Kỹ năng chuyên môn

Đây là kỹ năng yêu cầu bạn phải hiểu biết, thậm chí là thành thạo các kiến thức trong lĩnh vực. Ví dụ như khả năng sử dụng phần mềm, máy móc, công cụ kỹ thuật số,… Để có được kinh nghiệm cao trong kỹ năng này, bạn cần rèn luyện theo năm tháng, ứng dụng tốt các lý thuyết vào trong thực thành. 

Khi đứng ở vị trí quản lý, trình độ chuyên môn cao sẽ giúp bạn đạt được lòng tin và nâng cao sự uy tín của mình đối với cấp dưới. Nếu bạn muốn là một người quản lý công việc giỏi thì đầu tiên bạn phải trau dồi kỹ năng của mình thật tốt, sau đó không ngừng rèn luyện thêm những kiến thức khác để bổ trợ cho công việc của mình.

Kỹ năng quản lý nhân sự

Kỹ năng quản lý nhân sự là sự phối hợp, động viên và phân chia công việc một cách hợp lý. Ở vị trí của một người quản lý, bạn sẽ làm việc cùng với nhân viên và người đồng cấp. Rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ thoải mái, tương tác và làm việc trở nên có hiệu quả hơn. 

Kỹ năng quản lý nhân sự

Để học kỹ năng quản lý, bạn cần chú ý trau dồi khả năng giao tiếp và phân tích vấn đề. Việc này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả làm việc nhóm, dẫn dắt nhân viên của mình thực hiện công việc một cách tốt nhất. Từ đó, bạn sẽ có cơ hội tiến đến vị trí cao hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn cho bản thân.

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

Ở bất kỳ lĩnh vực hoặc vị trí nào, giao tiếp và đàm phán là 2 yếu tố không thể thiếu để đi đến sự thành công. Đặc biệt trong kinh doanh, các hợp đồng, dự án có được ký kết hay không đều đến từ khả năng đàm phán và thương thuyết của các nhà quản lý. Ăn nói trôi chảy, rõ ràng và thuyết phục sẽ tạo được lòng tin và uy tin cho khách hàng. 

Bên cạnh đó, sự tự tin và bản lĩnh trong công việc của bạn cũng được thể hiện qua kỹ năng này. Hãy rèn luyện cho mình một kỹ năng giao tiếp và đàm pháp thật tốt để việc quản lý cấp dưới và dự án của bạn trở nên thành công hơn. 

>> 5 Kỹ năng thương lượng thông minh trong giao tiếp và kinh doanh

Kỹ năng lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo giỏi được thể hiện qua việc quản lý hệ thống nhân sự và dự án của doanh nghiệp. Ở vị trí càng cao, bạn càng phải giỏi trong việc thay đổi sản phẩm, dự án, kế hoạch. Ngoài ra, bạn phải biết thúc đẩy và tạo động lực cho nhân viên giải quyết tốt các vấn đề. Hãy khai thác tối ưu các giá trị từ nguồn nhân sự của mình, từ đó mang đến chất lượng làm việc hiệu quả và năng suất hơn. 

Kỹ năng phát triển bản thân

Để một tổ chức hay doanh nghiệp phát triển mạnh hơn thì chính bản thân người quản lý phải không ngừng trau dồi, học tập. Một người quản lý giỏi thường rất tài năng, hầu hết họ đều thành thạo và hiểu biết rất nhiều về những kiến thức xung quanh. Vì vậy hãy tập trung vào kỹ năng phát triển bản thân để doanh nghiệp của bạn thành công hơn. 

học kỹ năng quản lý

Có thể thấy rằng, kỹ năng quản lý đóng vai trò quan trọng, quyết định khả năng thành công của bạn. vậy nên, hãy luôn học tập và phát triển các kỹ năng cần thiết cho bản thân để đáp ứng được yêu cầu công việc, góp phần xây dựng thành công cho doanh nghiệp, tổ chức. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *