Ăn dặm là cả một quá trình mà ở đó, cha mẹ phải cân nhắc đến độ tuổi ăn, khẩu phần ăn, thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn, thậm chí, các vấn đề phát sinh như biếng ăn, bị táo bón. Để giúp cha mẹ dễ dàng hơn khi chăm sóc trẻ ở độ tuổi ăn dặm, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc cẩm nang chia sẻ những kinh nghiệm ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi.
Lựa chọn phương pháp ăn dặm
Ở giai đoạn đầu ăn dặm, việc lựa chọn phương pháp ăn dặm xuyên suốt sẽ quyết định đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp ăn dặm được nhiều cha mẹ áp dụng, trong đó phổ biến nhất vẫn là:
- Ăn dặm theo kiểu truyền thống
- Ăn dặm theo kiểu Nhật
- Ăn dặm tự chỉ huy BLW
Mỗi kiểu ăn dặm đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như thể trạng của bé mà cha mẹ có thể áp dụng 1 hoặc nhiều phương pháp khác nhau.
Đối với kiểu ăn dặm truyền thống. Ở phương pháp này, chế độ dinh dưỡng của bé vẫn được đảm bảo, thường thì cha mẹ hay tham khảo các thực đơn ăn dặm từ Viện Dinh dưỡng Việt Nam. Đặc điểm của ăn dặm truyền thống là cháo nấu với các thực phẩm khác được xay nhuyễn và trộn đều. Hạn chế của kiểu ăn dặm này là bé ăn dễ ngán, đặc biệt ít khi thay đổi giữa các món. Ngoài ra, bé sẽ khó nhận diện được mùi vị của từng loại thực phẩm do trộn chung với cháo trắng.
Đối với ăn dặm kiểu Nhật. Thức ăn theo phương pháp này là được chia nhỏ ra, hạn chế việc trộn chung với cháo trắng. Nhờ vậy, bé rất thích thú khi có thể nhận diện, phán đoán đồ ăn thông qua mùi vị. Đồng thời, ăn dặm kiểu Nhật giúp hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ. Tuy nhiên, quy trình nấu kiểu Nhật khá mất nhiều thời gian. Do đó, chỉ phù hợp với cha mẹ có nhiều thời gian và siêng năng mới duy trì lâu dài được.
Đối với ăn dặm tự chỉ huy BLW. Nếu như phương pháp ăn dặm truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật phải nghiền nát, rây lọc thức ăn thì BLW lại mang hình thái khác biệt hoàn toàn, đó là ăn thô. Đặc điểm của ăn thô là không nghiền nát mà chỉ hấp/luộc nhừ thức ăn, sau đó để bé tự lựa chọn những đồ mà mình thích bằng cách cầm nắm và đưa lên miệng ăn. Lợi thế của ăn dặm tự chỉ huy là nâng cao được tính tự giác, tinh thần tự lập ngay từ còn trẻ, đồng thời, giúp bé hạn chế kén ăn. Hạn chế của phương pháp này là không phải áp dụng bất giai đoạn nào cũng được. Thay vào đó, chỉ áp dụng từ tháng thứ 7 trở đi, khi mà hệ tiêu hóa của trẻ khá cứng cáp.
Xem thêm:
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi
Các món cháo ăn dặm dành cho bé 7 tháng tuổi
Quan sát dấu hiệu ăn dặm
Dấu hiệu ăn dặm cho biết bé đã sẵn sàng muốn ăn. Tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà dấu hiệu này xuất hiện sớm hay muộn. Tuy nhiên, độ tuổi đẹp nhất vẫn là từ 5.5 tháng đến 7 tháng tuổi. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì có thể khiến cho hệ tiêu hóa của bé rối loạn. Ngược lại, nếu như ăn dặm quá muộn thì khả năng phát triển cơ hàm, ngôn ngữ sẽ muộn hơn so với đồng trang lứa.
Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm:
– Đã có thể ngồi kiểu ếch, cổ đầu vững và được hỗ trợ đỡ từ phía sau
– Thấy đồ ăn cảm thấy thích thú, tập trung vào.
– Bé tự lấy thức ăn và đưa vào miệng.
Cân đối thực phẩm ăn dặm với ăn sữa mẹ/sữa công thức
“Ăn dặm chỉ là phụ, sữa mẹ mới là chính”. Đây là kim chỉ nam giúp các cha mẹ xác định được để cân đối khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Trong giai đoạn từ 6 tháng đến 8 tháng tuổi, sữa mẹ 8 ăn dặm 2.
Tuy nhiên, từ 9 tháng tuổi trở đi, khẩu phần này cần có sự thay đổi thành sữa mẹ 7 ăn dặm 3. Bởi lẽ, đây là giai đoạn bé tăng trưởng mạnh, hoạt động hàng ngày tiêu hao nhiều năng lượng nên cần bổ sung thêm dinh dưỡng.
Lên lịch ăn dặm
Ăn dặm khoa học không chỉ cân đối khẩu phần ăn, thành phần dinh dưỡng mà còn phải ăn đúng giờ giấc. Ơ đây lịch ăn dặm chia làm 2 loại:
Thời gian trong quá trình ăn. Khi cho bé ăn dặm, cha mẹ không nên cho bé ăn quá lâu (dễ biếng ăn) hoặc quá ngắn (gây ra hệ tiêu hóa làm việc quá sứ). Thời gian trong quá trình ăn tốt nhất là thực 20-30 phút/bữa. Bạn không nên đặt nặng vấn đề ăn được bao nhiêu, quan trọng nhất vẫn là hình thành sự thích thú trong ăn uống của con trẻ.
Thời gian giữa các bữa ăn. Hình thành giờ giấc ăn uống giúp bé tạo được sự tính tự lập ngay khi còn nhỏ. Ngoài ra, nếu như ăn dặm đúng bữa sẽ hạn chế được tình trạng biếng ăn ở trẻ. Cha mẹ nên chia thời gian biểu các bữa ăn xen kẽ với sữa mẹ. Trước khi ăn dặm từ 30-60 phút, mẹ cho bé ăn sữa tạo lớp lót cho dạ dày.
Làm thế nào để khắc phục biếng ăn sinh lý trong giai đoạn này?
Có rất nhiều cha mẹ đã dày công lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi – 12 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng, khoa học. Tuy nhiên, tình trạng biếng ăn vẫn có thể xảy ra, đây được gọi là biếng ăn sinh lý. Vậy làm cách nào để khắc phục được tình trạng này? Dưới đây là một số chia sẻ mà bạn có thể áp dụng ngay cho bé nhà mình.
– Tăng số bữa ăn trong ngày, đồng thời cắt giảm lượng thức ăn ở từng bữa.
– Chọn những thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, ưu tiên những món bé thích ăn.
– Sử dụng bát, thìa có hình ngộ nghĩnh, trang trí món ăn bắt mắt
– Tập bé quen với việc ăn cùng với gia đình, tránh đi rong hoặc xem tivi gây phân tâm ở trẻ.
– Cho bé ăn thêm các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt như sữa chua, men vi sinh.
Từ những kinh nghiệm trên đây, các bậc làm cha mẹ đã có thể tự tin xắn tay vào chăm con rồi đúng không nào? Vậy còn chần chừ gì nữa mà không ghi chú lại tất cả để cho bé ăn dặm tốt hơn!