Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng không gây ngán

Cuộc chiến đấu ăn uống chưa bao giờ là hồi kết đối với các bậc cha mẹ cho trẻ ăn hàng ngày. Trong đó, giai đoạn ăn dặm được xem là giai đoạn bé thích nghi với hương vị mới nhưng cũng dễ ngán. Với thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa được những dấu chấm hỏi lớn “Hôm nay cho bé ăn gì?” Khám phá ngay!

Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng có gì?

30 ngày chắc chắn đủ để sang tháng sau để cha mẹ lặp lại món ăn mà không ngán cho bé. Trong 30 ngày này, các khẩu phần ăn hàng ngày của bé luôn được bổ sung đầy đủ các chất giúp phát triển trí lực và thể lực toàn diện. Để lên thực đơn ăn dặm cho 30 ngày, bạn phải bảo đảm các thành phần trong bữa ăn như sau:

1. Nhóm chất tinh bột đường (Glucid)

Trong thực đơn ăn dặm 30 ngày cho bé 6 tháng không thể thiếu nhóm chất tinh bột đường. Nhóm này cung cấp năng lượng giúp bé khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, tinh bột đường cung cấp nguyên liệu để cấu tạo nên tổ chức tế bào trong cơ thể, đặc biệt hệ thần kinh.

Một số thực phẩm thuộc nhóm tinh bột đường:

  • Gạo tẻ
  • Khoai tây
  • Khoai lang
  • Bắp (ngô)

Lưu ý: Để bé ăn không bị ngán, bạn nên hạn chế nấu cháo thuộc nhóm tinh bột đường với hạt sen, đậu xanh, ý dĩ. Bởi khi chúng kết hợp rất dễ gây chán ăn ở trẻ.

2. Nhóm chất đạm (Protein)

Bên cạnh tinh bột đường, chất đạm đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong giai đoạn ăn dặm, đặc biệt trẻ 6 tháng tuổi. Bổ sung đầy đủ chất đạm giúp bé tăng cân, khỏe mạnh và thể chất tốt. Ngoài ra, trong chất đạm có chứa thành phần kháng thể giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

Một số thực phẩm thuộc nhóm chất đạm:

  • Thịt nạc heo
  • Thịt gà
  • Thịt cá trắng
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Tôm
  • Các loại đậu

Lưu ý: Chất đạm chỉ bổ sung trong khẩu phần ăn cho bé ở mức vừa phải. Các cha mẹ không nên nạp đạm cho bé quá nhiều vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa non nớt của trẻ. Ngoài ra, bạn nên kết hợp các loại đạm từ thực vật và động vật giúp điều hòa lượng đạm khác nhau trong cơ thể.

Xem thêm:

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé 6 tháng tuổi

3. Nhóm chất béo (Lipid)

Bên cạnh cung cấp năng lượng cho bé, chất béo còn là thành phần trong quan trong phát triển màng tế bào và mô não. Bên cạnh đó, nhóm chất béo còn được xem là dung môi để hòa tan một số vitamin (A, D, E, K). Các loại vitamin này chỉ tan trong chất béo, không tan trong nước. 

Một số thực phẩm thuộc nhóm chất béo:

  • Cá hồi
  • Trứng gà
  • Sữa chưa
  • Dầu dừa
  • Dầu oliu

Chú ý:  Cung cấp cho bé cả béo động vật và thực vật (khuyến khích thực vật vì tốt cho sức khỏe). Riêng các loại dầu thực vật thì đa dạng trong bữa ăn. Đối với dầu gấc thì không lạm dụng vì có thể gây vàng da do thừa vitamin A.

4. Nhóm vitamin và khoáng chất (rau, củ, trái cây)

Hệ tiêu hóa của trẻ trong 6 tháng tuổi này chưa cứng cáp, do đó, cha mẹ cần bổ sung nhóm vitamin, chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa tốt. Ngoài ra, các loại thực phẩm rau, trái cây này còn bổ sung nhiều khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các bệnh đường ruột hiệu quả

Các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày:

Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt), cải xoăn, xà lách xoong, súp lơ xanh.

– Đu đủ, chuối, xoài, cam

Chú ý: Các loại rau, quả này cần rửa sạch dưới vòi xịt, ngâm muối khử khuẩn đúng cách. Ngoài ra, bạn cần bảo quản rau quả đúng cách, không sử dụng thực phẩm dự trữ quá lâu.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Tham khảo các món ăn dặm cho bé 6 tháng trong 1 tháng

Tuần 1: 

Trong tuần này, bạn sẽ cho bé tập tành dần làm quen với các hương vị từ ngọt đến mặn nhẹ. Lưu ý, ở các bữa ăn chỉ đơn giản, có độ loãng cao đến vừa phải để hệ tiêu hóa của bé dần thích nghi.

  • Ngày 1, 2 3: Cháo rây
  • Ngày 4: 

– Cháo rây + Nước dùng Dashi

– Cà rốt nghiền

  • Ngày 5:

– Khoai lang trộn sữa mẹ/sữa công thức

– Cháo rây + Nước dùng Dashi

  • Ngày 6: 

– Cháo rây + Nước dùng Dashi

– Súp lơ + mướp hương nghiền

  • Ngày 7:

– Cải bó xôi (rau chân vịt) nghiền + Nước dùng Dashi

– Su su nghiền trộn sữa mẹ/sữa công thức

Tuần 2: 

Ở tuần này, bạn bắt đầu tăng món ăn lên và tăng độ đậm đặc của món để bé tập quen.

  • Ngày 8:

– Cháo rây

– Khoai tây nghiền

– Cải bó xôi nghiền

  • Ngày 9:

– Cháo rây

– Rau ngót trộn mướp hương nghiền

– Trà lúa mạch

  • Ngày 10:

– Bơ nghiền trộn với sữa mẹ/sữa công thức

  • Ngày 11:

– Cháo rây + rau mồng tơi nghiền

– Khoai lang nghiền

– Nước dùng Dashi

  • Ngày 12:

– Cháo rây trộn hạt sen

– Cà chua nghiền

– Đu đủ nghiền

  • Ngày 13:

– Cháo rây trộn khoai lang + 1 giọt dầu oliu

– Canh mồng tơi nghiền

– Nước ép nho

  • Ngày 14:

– Cháo rây trộn rau dền nghiền

– Đậu cô ve nghiền

– Chuối nghiền

Tuần 3: 

Hệ tiêu hóa của bé đã dần thích nghi tốt với thực phẩm bên ngoài. Lúc này bạn tăng dần lượng thức ăn theo sức ăn thực tế của bé. Ngoài ra, cho bé tiếp cận những thực phẩm mới.

  • Ngày 15:

– Bí đỏ nghiền

– Đậu Hà Lan nghiền

– Nước dùng Dashi

  • Ngày 16:

– Cháo rây trộn táo nghiền

– Đậu Hà Lan nghiền

– Cải thìa nghiền trộn với nước dùng Dashi

  • Ngày 17:

– Cháo bánh mì

– Rau dền nghiền trộn với nước dùng Dashi

– Đậu hũ non nghiền với yến mạch + sốt cà chua

  • Ngày 18:

– Cháo rây + rau dền nghiền

– Súp đậu cô ve nghiền

– Khoai tây nghiền

– Chuối nghiền

– Nước tráng miệng

  • Ngày 19:

– Khoai tây nghiền + súp lơ xanh nghiền + sữa đậu nành

– Súp lá hẹ nghiền

– Nước tráng miệng

  • Ngày 20:

– Cháo rây + bầu nghiền

– Canh mồng tơi nghiền

– Trà lúa mạch

  • Ngày 21:

– Cải ngọt nghiền trộn với đậu hũ non + 1 giọt dầu oliu

– Cà chua nghiền

– Nước tráng miệng

Tuần 4:

Tiếp tục đến tuần 4 tương tự như tuần 3.

  • Ngày 22:

– Cháo rây trộn bí ngòi nghiền + 1 giọt dầu oliu

– ½ lòng đỏ trứng gà được nghiền nát

– Nước dùng Dashi

  • Ngày 23:

– Cháo rây

– Đậu xanh nghiền

– Bí ngòi nghiền

– Khoai tây nghiền

– Nước dùng Dashi

  • Ngày 24:

– Cháo rây trộn súp lơ trắng, mồng tơi và bí ngòi nghiền

– ½ lòng đỏ trứng gà nghiền

– Nước dùng Dashi

  • Ngày 25:

– Cháo đậu xanh, cà rốt nghiền

– Trà lúa mạch tráng miệng

  • Ngày 26:

– Cá lóc hấp gừng trộn sữa mẹ. Bạn có thể bóc tách thịt cá rồi mang giã nhuyễn.

– Bí đỏ nghiền trộn sữa mẹ

– Yaourt sữa mẹ

  • Ngày 27:

– Cháo rây trộn cá lóc và súp lơ trắng nghiền

– Cà chua nghiền

  • Ngày 28:

– Khoai lang nghiền

– Súp lơ trắng, cải thảo, mồng tơi nghiền trộn đều

– Nước dùng Dashi

– Lê hấp

  • Ngày 29:

– Súp bí ngòi trộn cà rốt, khoai tây nghiền

– Lê nghiền trộn với sữa chua

  • Ngày 30:

– Cháo rây + su su + cải thảo + cà chua nghiền

Kết thúc thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong 30 ngày. Mỗi bữa ăn là mỗi ngày vui vẻ của bé. Chúc mẹ thành công, chúc bé ăn khỏe chóng lớn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *