Tình huống xung đột và cách giải quyết trọn vẹn

Trong quá trình học tập và làm việc, không ít trường hợp bạn phải đối diện với những tình huống xung đột với các cá nhân hay thậm chí là cả tập thể. Vậy làm thế nào để xác định các tình huống xung đột và cách giải quyết hợp lý trong từng trường hợp? Cùng Where S tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Xung đột là gì? Các loại xung đột

tình huống xung đột và cách giải quyết

Trước khi tìm hiểu các tình huống xung đột và cách giải quyết, điều bạn cần nắm là khái niệm xung đột là gì cũng như các loại xung đột thường gặp. Xung đột được hiểu là phản ứng tâm lý và hành vi ứng xử với nhận thức rằng có người đang cản trở bạn đạt được mục tiêu, lấy đi quyền hành xử của bạn hoặc vi phạm những kỳ vọng trong một mối quan hệ cụ thể.

Nguyên nhân xảy ra xung đột thường là do một người hiểu sai về mục tiêu, ý định hoặc hành vi do người khác thể hiện. Mức độ xung đột sẽ tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của hành vi, mục tiêu hoặc mối quan hệ. Thông thường xung đột sẽ được phân thành 3 loại sau:

  • Xung đột giữa các cá nhân
  • Xung đột giữa cá nhân và nhóm
  • Xung đột giữa các nhóm

Nguyên nhân khiến xung đột xảy ra

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các tình huống xung đột và cách giải quyết sẽ có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ có những nguyên nhân cơ bản như sau:

  • Cạnh tranh về tài nguyên: Khi nhu cầu về các tài nguyên như nhân lực, vật lực… vượt quá nguồn cung sẽ gây ra xung đột giữa các cá nhân hoặc nhóm có liên quan.
  • Có sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiệm vụ: Giữa các thành viên có sự phụ thuộc lẫn nhau về việc phân bổ nhiệm vụ.
  • Sự mơ hồ về thẩm quyền: Giữa các cá nhân không phân biệt rõ ràng về thẩm quyền, không đảm bảo thực hiện công việc theo đúng trách nhiệm, nghĩa vụ.
  • Gặp các rào cản về giao tiếp, truyền thông: Sự tương tác giữa các cá nhân/nhóm không rõ ràng.
  • Niềm tin: Khi những cá nhân hoặc nhóm tin rằng họ đang gặp những vướng mắc về năng lực, quyền lợi, trách nhiệm… làm mất dần niềm tin với tổ chức.
  • Tính cách: Khi những người có tính cách không tương thích phải cùng làm việc với nhau sẽ là nguyên nhân dẫn đến xung đột thường xuyên.
tình huống xung đột và cách giải quyết

Cách giải quyết xung đột theo tình huống theo mô hình Thomas – Kilmann

Theo mô hình Thomas – Kilmann do Kenneth Thomas và Ralph Kilmann phát triển vào những năm 1970, hầu hết mọi người đều có cách giải quyết xung đột cụ thể với 5 phong cách sau:

Phong cách thích nghi 

Trong trường hợp này, cách giải quyết xung đột là thuận theo ý kiến của tập thể mà bỏ qua quan điểm và mục đích của bản thân ngay cả khi bạn không muốn thực hiện hoặc có ý kiến khác.

Phong cách cạnh tranh

Khi xảy ra xung đột, cách giải quyết được lựa chọn là hành động quyết liệt để đạt được mục đích, mong muốn cá nhân mà không chú ý đến ý kiến của người khác. Thông thường, người lựa chọn cách tiếp cận này sẽ dựa vào khả năng tranh cãi, vị trí của bản thân hoặc tiềm lực tài chính.

Phong cách tránh né

Người lựa chọn phong cách này chỉ đơn thuần là tránh né vấn đề, không nỗ lực để giúp mọi người đạt được mục đích của họ hay mục đích của chính mình.

tình huống xung đột và cách giải quyết

Phong cách hợp tác

Đây là cách tiếp cận theo kiểu cân nhắc ý kiến của tất cả mọi người nhằm đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất, làm hài lòng các bên.

Phong cách thỏa hiệp

Với cách tiếp cận này, tất cả các bên đều chỉ được đáp ứng một phần mong muốn, vấn đề hoàn toàn không được giải quyết thỏa đáng khi xung đột xảy ra.

Các bước giải quyết xung đột hiệu quả

tình huống xung đột và cách giải quyết

Khi nắm được những yếu tố chính về các tình huống xung đột và cách giải quyết, bạn có thể tiến hành ngăn chặn và xử lý vấn đề theo trình tự sau:

Trước khi xung đột xảy ra

Môi trường tập thể là nơi rất dễ xảy ra xung đột. Đó chính là lý do các tổ chức nên có quy định chi tiết và chính thức về cách xử lý để tiết kiệm thời gian khi có xung đột xảy ra. Thông thường, nếu xung đột giữa các cá nhân thì nên ưu tiên tự xử lý trước khi tìm kiếm sự can thiệp của bên thứ ba.

Khi xảy ra xung đột lần đầu

Trường hợp mới xảy ra xung đột lần đầu tiên, tổ chức nên khuyến khích các bên tự xử lý theo kỹ năng đã được đào tạo. Chìa khóa quan trọng trong những tình huống này chính là tăng niềm tin và giảm căng thẳng giữa các bên. Những yếu tố có thể tác động đến cách giải quyết xung đột bao gồm: mong muốn hợp tác, đưa ra những lời khen ngợi phù hợp, nhấn mạnh sự tương đồng và đề cập đến những mục tiêu chung.

Điều quan trọng để các tình huống xung đột và cách giải quyết được xác định đúng đắn là tập trung vào việc giải quyết hành vi thay vì chú ý đến khía cạnh cá nhân.

tình huống xung đột và cách giải quyết

Sự can thiệp của bên thứ ba

Khi xung đột xảy ra nằm ngoài khả năng kiểm soát giữa các cá nhân, lúc này sẽ cần đến sự tác động của bên thứ ba. Vai trò của họ trong những tình huống này là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình giao tiếp bằng cách cung cấp một môi trường công bằng và an toàn để các bên sẵn sàng giải quyết vấn đề. Bên thứ ba nên là người có uy tín và được cả hai bên tin tưởng thì quá trình can thiệp mới hiệu quả.

Xác định tình huống xung đột và cách giải quyết phù hợp là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, đặc biệt cần thiết đối với những người ở vị trí lãnh đạo. Làm tốt điều này, tổ chức của bạn sẽ không phải tốn thời gian giải quyết xung đột, tập trung vào những mục tiêu chung và hơn hết tạo ra một tập thể đoàn kết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *