Có nên học trực tuyến hay không là câu hỏi chung của nhiều bạn với mong muốn được tiếp cận và mở rộng kiến thức của bản thân nhưng lo ngại việc không hiệu quả. Trong phạm vi bài viết này, Where S cung cấp đến bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
Thực trạng học online hiện nay
Phương thức giáo dục từ xa thông qua các thiết bị kết nối internet đã không còn quá xa lạ trong thời đại công nghệ số. Đây là phương thức học tập hiệu quả có thể áp dụng tại bất kỳ thời gian rảnh nào trong ngày. Thay vì học tập trực tiếp trên lớp theo một thời gian cố định, học viên có thể lựa chọn trau dồi kiến thức mới tại nhà. Đối với những học viên có tinh thần tự giác cao thì học online vẫn đạt được chất lượng như mong muốn. Tuy nhiên, một số bạn trẻ thích môi trường học tập truyền thống sẽ cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, có nên học trực tuyến hay không? Để trả lời được câu hỏi này, bạn phải tìm hiểu thật kỹ càng về cả hai mặt lợi và hại của phương pháp rồi hãy đưa ra quyết định.
Ưu điểm của học trực tuyến
Học trực tuyến đang dần tiếp cận và được nhiều người đón nhận. Bởi phương thức này sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Giáo dục trực tuyến giúp học viên làm chủ thời gian, không gian và cách thức học tập. Tất cả tài liệu và bài giảng đều sẽ được đăng tải sẵn trên mạng. Học viên chỉ cần thu xếp thời gian rảnh phù hợp là có thể vào học bất kỳ lúc nào, miễn là hoàn thành đầy đủ bài học và nộp bài tập lượng giá đúng hạn.
- Một số học viên nhỏ tuổi sẽ rèn luyện được tính chủ động, tự giác ngồi vào bàn và có trách nhiệm hơn với việc học trực tuyến tại nhà. Hơn nữa, bậc cha mẹ sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn khi không phải đưa đón trẻ đi học. Bởi trẻ có thể tự học tập kiến thức ở bất cứ nơi đâu.
- Học viên có thể thông qua học trực tuyến để kết nối với nhiều bạn đồng học và giảng viên khác nhau. Vì vậy, những kiến thức hay, bổ ích không chỉ tồn tại ở một địa phương hay một thành phố lớn mà lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc.
- Sự tương tác giữa học viên và người dạy học trực tuyến sẽ cao hơn hình thức truyền thống thông thường. Qua đó, giảng viên sẽ theo sát được trình độ học vấn của từng cá nhân cũng như có sự điều chỉnh phương tiện dạy nếu không phù hợp. Ngoài ra, học viên còn có thể tự chọn môn học theo lộ trình riêng của bản thân.
- Việc học trực tuyến sẽ khiến học viên tự tin và thoải mái hơn khi được học tại môi trường quen trường.
- Thông qua việc sử dụng các thiết bị kết nối internet để học tập, học viên sẽ trau dồi được kỹ năng sử dụng máy tính căn bản. Đây là một kỹ năng cần thiết đối với tương lai phát triển sau này.
Thử thách và giải pháp khi học trực tuyến
Có thể nhận thấy, học tập trực tuyến mang đến nhiều lợi ích nổi bật, nhưng song song đó, việc đào tạo qua mạng cũng đem lại một số thử thách, cụ thể:
- Môi trường học tập trực tuyến khó có thể kích thích được sự chủ động trong việc học của học viên.
=> Giải pháp: Tìm kiếm và tham gia các khóa học có tính tương tác cao. Ngoài ra, học viên có thể tự tổ chức các buổi học nhóm, thảo luận để trao đổi và ôn luyện lại kiến thức.
- Một số giảng viên chưa hoàn toàn hiểu hết được những cách sử dụng những nền tảng trực tuyến, phục vụ cho việc dạy học. Điều này vô tình tạo ra áp lực cũng như làm tăng khối lượng công việc cho giảng viên.
=> Giải pháp: Giảng viên nên lựa chọn các công cụ dạy trực tuyến có giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng với các chức năng dễ sử dụng. Bên cạnh đó, người dạy nên tìm hiểu thêm các cách dạy học mới có tính tương tác cao, tạo sự hứng thú trong quá trình giảng dạy tốt.
- Sức chứa học viên quá lớn trong lớp học trực tuyến sẽ làm giảm tính ổn định của đường truyền hình ảnh và âm thanh. Điều này khiến cho học viên có thể sẽ không tiếp thu được hết những gì mà giảng viên muốn truyền tải.
=> Giải pháp: Lựa chọn vị trí yên tĩnh, kết nối mạng ổn định cũng như công cụ giảng dạy có sức chứa hơn tối thiểu 50 người để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật tốt nhất. Ngoài ra, các buổi học trực tuyến nên được ghi hình và lưu trữ trên internet để học viên dễ dàng ôn lại kiến thức đồng thời giảng viên cũng có thể xem lại để cải thiện cho các buổi học tiếp theo. .