5 Kỹ năng đặt câu hỏi, giúp bạn ghi điểm trong buổi thảo luận

Đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn khai thác thông tin hoặc duy trì cuộc trò chuyện một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để cải thiện và nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi một cách tối ưu? Cùng Where S tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi là yếu tố then chốt trong kỹ năng giao tiếp, giúp thiết lập cuộc trò chuyện một cách hiệu quả bằng cách vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để khai thác, thu thập thông tin cần thiết theo đúng trọng tâm.

Đây là kỹ năng quan trọng được áp dụng rộng rãi ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Do đó, mỗi người đều nên trau dồi và cải thiện kỹ năng đặt câu hỏi để quá trình giao tiếp, làm việc thuận lợi hơn.

Các loại câu hỏi thường gặp

Để cải thiện kỹ năng đặt câu hỏi, việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu chính là xác định rõ các dạng câu hỏi thường gặp cũng như tình huống sử dụng sau cho phù hợp. Có 4 dạng câu hỏi chính gồm:

1. Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi trực tiếp, đi thường đi thẳng vào vấn đề nhằm mục đích xác nhận lại thông tin đã xảy ra. Dạng câu hỏi này bạn có thể trả lời rất ngắn gọn “có”, “không” hoặc một câu ngắn nhằm xác nhận lại nội dung được hỏi.

Thông thường, dạng câu hỏi này sẽ được sử dụng hiệu quả trong trường hợp cần kết thúc vấn đề, đưa ra quyết định hoặc kiểm tra khả năng hiểu, nắm bắt vấn đề của người khác.

Ví dụ: Bạn có hiểu vấn đề này không?

2. Câu hỏi mở

Đây là dạng câu hỏi nhằm mục đích gợi ý những câu trả lời chi tiết, thường tập trung vào kiến thức, hiểu biết, cảm xúc hoặc quan điểm của người trả lời. Câu hỏi mở thường được dùng khi cần nắm bắt ý kiến, tìm hiểu thêm thông tin. Dạng câu hỏi này không cần sử dụng câu trả lời mặc định, không giới hạn nội dung đề cập.

Ví dụ: Tại sao bạn chọn làm việc trong lĩnh vực marketing?

3. Câu hỏi hình nón

Câu hỏi hình nón thường bắt đầu từ những vấn đề khái quát và dần dần khai thác sâu hơn vào trọng tâm. Dạng câu hỏi này chủ yếu được sử dụng khi muốn khai thác thông tin từ người khác hoặc gia tăng sự thu hút trong những tình huống giao tiếp cụ thể.

Ví dụ: Có bao nhiêu người đang sử dụng Facebook? Độ tuổi phổ biến là bao nhiêu?

4. Câu hỏi thăm dò

Sử dụng câu hỏi thăm dò cũng là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi quan trọng nếu bạn muốn tăng hiệu quả giao tiếp. Thông qua việc đặt câu hỏi thăm dò, bạn có thể tiếp cận vấn đề theo cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. 

Ví dụ: Anh có muốn thêm phần này vào nội dung báo cáo không?

Kỹ năng đặt câu hỏi

5 kỹ năng đặt câu hỏi đơn giản hiệu quả 

Bên cạnh việc nắm rõ các loại câu hỏi và cách sử dụng phù hợp theo từng tình huống giao tiếp, bạn cũng nên chú ý những điều sau để cải thiện kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả hơn:

1. Xác định mục đích đặt câu hỏi

Để câu hỏi đặt ra nhận được câu trả lời phù hợp trong quá trình giao tiếp, bạn nên xác định rõ mục đích đặt câu hỏi để định hướng được thông tin muốn tìm hiểu. Những câu hỏi được đặt với nội dung và mục đích  rõ ràng sẽ giúp người trả lời nắm bắt nhanh để giải đáp và cung cấp thông tin. Trước khi đặt câu hỏi, ngoài việc xác định mục đích, bạn cũng nên cân nhắc và sắp xếp trước các câu hỏi chính, phụ xuyên suốt cuộc trò chuyện của mình.

2. Lựa chọn ngôn từ phù hợp

Người có kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ rất cân nhắc trong việc lựa chọn ngôn từ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của người được hỏi. Tùy theo từng đối tượng, bạn nên lựa chọn từ ngữ sao cho thể hiện được đầy đủ nội dung cần hỏi, dễ hiểu và không gây hiểu lầm. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng những thuật ngữ chuyên môn nếu người được hỏi không làm việc trong lĩnh vực đó.

3. Xác định mối quan hệ và cách đặt câu hỏi thích hợp

Việc xác định mối quan hệ để đặt câu hỏi thích hợp cho từng đối tượng cũng là kỹ năng cần thiết mà ai cũng nên trau dồi. Thông qua đó, bạn sẽ chọn được đại từ nhân xưng cũng như cách nói phù hợp trong quá trình giao tiếp. Kỹ năng này giúp bạn dễ dàng nhận được câu trả lời mong muốn, khiến người được hỏi cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ thông tin.

Kỹ năng đặt câu hỏi

4. Hạn chế đặt câu hỏi đóng

Ngoại trừ những trường hợp cần xác nhận thông tin, bạn nên hạn chế tối đa việc đặt ra các câu hỏi đóng khi giao tiếp. Dạng câu hỏi này dễ khiến cuộc trò chuyện kết thúc nhanh chóng bởi không có nhiều nội dung hoặc thông tin được khai thác, dễ dẫn đến cảm giác lúng túc, ngại ngùng, đặc biệt là với những người mới gặp.

5. Học cách lắng nghe 

Để cải thiện kỹ năng đặt câu hỏi, một trong những điều bạn cần chú ý chính là học cách lắng nghe. Yếu tố này không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người được hỏi mà còn giúp bạn nắm bắt thông tin và phản ứng của họ tốt hơn. Thông qua đó, bạn có đủ thời gian để suy nghĩ cũng như phân tích câu trả lời và tiếp tục đưa ra những câu hỏi phù hợp để dẫn dắt câu chuyện hoặc khai thác thông tin hiệu quả hơn.

Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng mềm rất cần thiết, góp phần hỗ trợ hiệu quả trong mọi tình huống giao tiếp hằng ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *