Khám phá 4 phong cách giao tiếp phổ biến nhất hiện nay

Phong cách giao tiếp được xem là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Vì nó giúp con người tránh được các mâu thuẫn, giải quyết các vấn đề tốt hơn, ngoài ra còn giúp duy trì các mối quan hệ trong xã hội,… Hiểu rõ các loại phong cách giao tiếp khác nhau trong bài viết sau của Where S để cải thiện cuộc sống trở nên chất lượng hơn. 

phong cách giao tiếp

Các yếu tố cần thiết trong phong cách giao tiếp

Giao tiếp chính là chìa khóa để con người cải thiện các mối quan hệ xung quanh trở nên tốt hơn. Các yếu tố mà bạn cần biết trong phong cách giao tiếp bao gồm sự phản ứng và sự quả quyết. 

Sự phản ứng

Có thể gọi yếu tố này với một số tên khác như Sự hòa đồng, Sự đáp ứng. Đây là khả năng mà bạn phản ứng với những yêu cầu và đòi hỏi của người khác. Có 2 kiểu người cụ thể như:

  • Phản ứng cao: Thường là những người có cung bậc cảm xúc cao hơn. Họ hay hành động theo cảm tính, khó để kiểm soát bản thân. Họ thường hướng về cộng đồng với tấm lòng vị tha. 
  • Phản ứng thấp: Những người có sự phản ứng thấp thường có nhận thức cao hơn, vì thế khả năng đồng cảo cũng thấp hơn. Vì vậy, họ thường suy nghĩ chắc chắn trước khi đưa ra 1 quyết định hay hành động cụ thể nào đó. 

Sự quả quyết

Sự thống trị, Sự quyết đoán cũng là một cách gọi của yếu tố này. Người có sự quả quyết thường chỉ đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi ở mức thấp, thậm chí là thụ động.

  • Quyết đoán cao: Người có tính quả quyết cao thường sẽ nói những yêu cầu họ mong muốn với người khác. Họ sẽ đối mặt với khó khăn thay vì tránh né. Họ cũng có niềm tin vào bản thân, sẵn sàng hành động nếu có thể. 
  • Quyết đoán thấp: Thường sẽ thụ động hơn trong việc đưa ra yêu cầu. Vì họ muốn tránh xảy ra các xung đột hay rủi ro. Những người này thường không muốn làm người khác ngại hay xấu hổ. 

4 kiểu người điển hình trong giao tiếp

phong cách giao tiếp

Kết hợp giữa 2 yếu tố là sự phản ứng và quả quyết, chúng ta có thể suy ra 4 kiểu người điển hình trong phong cách giao tiếp. Bao gồm: Người phân tích, người dẫn dắt, người biểu cảm, người dễ mến. 

Người phân tích (Analyticals)

Những người ở kiểu này thường sẽ ít quyết đoán hay phản ứng với người khác. Họ thường thích tập trung trong công việc, nhiệm vụ và cảm thấy hạnh phúc hơn khi làm việc 1 mình. Những người như vậy thường có khả năng phân tích khác giỏi, suy nghĩ thận trọng và logic. Nhưng đôi khi họ cũng sẽ làm người khác không vừa lòng vì khá chú ý đến các tiểu tiết nhỏ nhặt. 

Một số đặc điểm nhận diện của người phân tích như:

  • Tập trung vào công việc hơn con người. 
  • Tốn nhiều thời gian để đảm bảo mọi thứ phải hoàn hảo và đúng ý họ. 
  • Đánh giá và giải quyết vấn đề khá chu đáo, thận trọng và chính xác. 
  • Thường làm việc 1 mình và hay tránh việc hoạt động nhóm. 
  • Thường suy nghĩ cứng đầu khi công việc gặp sự cố, đôi khi cũng sẽ rút lui khỏi nhiệm vụ đang đảm nhiệm. 

Người dẫn dắt (Drivers)

Những người có tính cách này thường không để tâm đến cách người suy nghĩ gì về họ. Vì vậy, họ khá độc lập và thẳng thắng, hay quan tâm đến kết quả và thực dụng trong công việc. Những người này thường sẽ gây ra những lời nói hay hành động chưa đủ tinh tế, cân nhắc. 

Người dẫn dắt thường có một số đặc điểm như:

  • Thích sự chiến thắng. 
  • Phản ứng nhanh, quyết đoán và cẩn thận trong công việc. 
  • Không thích sự thiếu quyết đoán hay hiệu quả.
  • Có thể sẽ thiếu nhạy cảm hoặc kiên nhẫn. 
  • Có thể giành quyền kiểm soát khi căng thẳng.
phong cách giao tiếp

Người biểu cảm (Expressives)

Người biểu cảm sẽ phản ứng nhanh và quyết đoán cao hơn người khác. Họ thường rõ ràng, có tầm nhìn, nhanh nhẹn. Tuy nhiên, khả năng quyết đoán thường sẽ thiếu nhạy bén, dễ mất tập trung và thiếu sự kiên nhẫn. 

Một số điểm nhận biết của người biểu cảm:

  • Có sự sáng tạo, trực giác cao
  • Nhiệt tình, hướng ngoại, luôn tương tác tốt với môi trường xung quanh. 
  • Có khả năng thuyết phục cao. 
  • Thích được thừa nhận nên khá lo khi bị bỏ qua. 
  • Không thích sự phức tạp và thói quen, cũng thường phóng đại mọi việc. 

Người dễ mến (Amiables)

Những người ở yếu tố này thường có tính quyết đoán thấp, nhưng khả năng tương tác cao. Họ rất hòa đồng với xã hội. Họ có thể là những người đáng tin cậy và làm việc ổn định trong công việc. Đôi khi họ cũng khá bất cẩn trong công việc, cũng thường tránh né các xung đột xảy ra. 

Người dễ mến thường được nhận biết bởi một số đặc điểm sau:

  • Thân thiện, luôn lắng nghe và làm việc nhóm tốt. 
  • Mong muốn được yêu thích, tôn trọng.  
  • Quan hệ tốt với người khác. 
  • Không thích tranh luận và rủi ro, thích sự an toàn và làm việc có tổ chức.  
  • Thích được cho biết phải làm gì hơn là lãnh đạo. 
  • Có thể thiếu quyết đoán và nghe theo lời người khác

4 phong cách giao tiếp phổ biến trong tâm lý học 

phong cách giao tiếp

Theo tâm lý học, có 4 kiểu phong cách giao tiếp, cụ thể: mạnh mẽ, thụ động, gây hấn thụ động, quyết đoán. Người ta thường dựa vào 4 kiểu này để linh hoạt thay đổi tùy vào từng trường hợp, hoàn cảnh khác nhau. 

Phong cách giao tiếp mạnh mẽ

Người giao tiếp mạnh mẽ thường không quan tâm đến cảm nhận của người khác, chỉ tập trung vào bản thân. Phong cách này được đánh giá là có tính chất đe dọa, mạnh bạo, áp chế,… Dễ làm người khác tổn thương, chưa được tôn trọng. 

Người giao tiếp mạnh mẽ thường có tính cách bảo thủ, thường lấn át và cắt ngang lời nói người khác. Làm mọi thứ để đạt được điều mình thích, vì vậy khi giao tiếp với người thuộc phong cách này thường sẽ bị mất hứng. 

Phong cách thụ động

Người thuộc phong cách này thường sẽ quan tâm đến nhu cầu và lời nói của người khác hơn. Họ thường muốn làm hài lòng cuộc giao tiếp, luôn giữ cho bầu không khí ôn hòa. Họ thường sẽ khó ra quyết định và có xu hướng đồng thuận theo suy nghĩ của người khác. 

Người giao tiếp thụ động khi đối mặt với các vấn đề cần sự giải quyết thì thường chủ động xin lỗi. Họ cũng nói chuyện bằng giọng nói nhỏ nhẹ, truyền đạt thông tin theo cách gián tiếp. Khi giao tiếp với người mang phong cách này thường sẽ bối rối vì không hiểu được người nói muốn thể hiện điều gì..

Phong cách gây hấn thụ động

Người mang phong cách gây hấn thụ động thường sẽ im lặng đáp ứng các mục đích, nhu cầu của mình qua gián tiếp. Họ thường gặp bối rối trong việc biểu lộ những cảm xúc không ổn của bản thân. Vì không được bày tỏ nỗi lòng nên họ thường giải quyết sự việc trong âm thầm. 

Điểm nhận diện của người giao tiếp gây hấn thụ động là không có sự thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và cảm xúc bên trong. Ví dụ như bề ngoài đang cười vui vẻ nhưng thực chất bên trong rất giận. Cũng vì họ giao tiếp không có sự nhất quán, minh bạch giữa việc nói và làm, nên thường khiến đối phương cảm thấy bối rối, mơ hồ hoặc ức chế. 

phong cách giao tiếp

Phong cách giao tiếp quyết đoán

Đây được xem là phong cách giao tiếp hiệu quả nhất trong 4 loại. Những người thuộc phong cách này thường tự tin, xem trọng các nhu cầu, thời gian, quyền lợi của bản thân. Họ sẽ thể hiện các mong muốn của mình trên tinh thần tôn trọng người đối diện.

Họ giao tiếp, thể hiện quan điểm một cách thẳng thắng, quyết đoán. Họ cũng thể hiện bản thân một cách chân thực và trực tiếp trực tiếp, đương nhiên vẫn quan tâm đến tiếp thu và cảm nhận của người khác.   

Khi giao tiếp với những người mang phong cách này thường có cảm giác tin tưởng, yên tâm vào những điều mà họ truyền đạt. Luôn luôn được lắng nghe và được tôn trọng trong 1 cuộc trò chuyện.    

Vận dụng và cải thiện phong cách giao tiếp trong cuộc sống

Hiểu rõ về các phong cách giao tiếp cơ bản sẽ giúp bạn phản ứng, trò chuyện hiệu quả hơn. Các mối quan hệ xung quanh cũng sẽ được cải thiện theo chiều hướng tốt. Trở nên quyết đoán thường sẽ hiệu quả hơn hết. Tuy vậy, vận dụng linh hoạt các phong cách khác nhau tùy vào từng trường hợp là cần thiết. Hãy lựa chọn cho bản thân một phương hướng phù hợp với bản thân và vận dụng chúng 1 cách thành thạo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *