Được xem là giai đoạn đầu để bé tiếp cận đồ ăn ngoài sữa mẹ, ăn dặm là nền tảng giúp đánh dấu sự phát triển trong ăn uống của bé. Vì vậy, cha mẹ rất quan tâm đến loại thực phẩm, cách thức và lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn dặm. Tuy nhiên, ăn dặm vẫn khiến nhiều ông bố bà mẹ lúng túng vì chưa biết cho trẻ ăn đúng cách. Trong phạm vi bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó. Cùng khám phá cách tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây.
Thời điểm tốt nhất để bé ăn dặm
Trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm cho trẻ, bạn nên biết đâu là thời điểm ăn dặm hợp lý. Theo các chuyên gia khuyến cáo, ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên là phù hợp nhất. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã tốt hơn nên có thể bắt đầu ăn.
Nếu trẻ ăn dặm quá sớm, trẻ sẽ bị đau dạ dày, rối loạn đường ruột, ảnh hưởng đến vị giác. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn sẽ khiến rối loạn cấu trúc thức ăn, khó phân biệt mùi vị, cơ hàm phát triển chậm, ảnh hưởng phát triển ngôn ngữ, thiếu chất dinh dưỡng.
Khi sang tháng thứ 6, bạn nên theo dõi các dấu hiệu để biết bé đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa. Điển hình như: miệng chóp chép muốn ăn khi thấy bạn đưa thìa ra trước mặt, thích thú khi thấy đồ mới lạ đòi cầm nắm đưa lên miệng.
Nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để phát triển cho trẻ, trong thực đơn ăn dặm của bạn cần có 4 nhóm chất, bao gồm:
- Tinh bột đường: gạo tẻ, khoa tây, khoai lang, ngô (bắp), yến mạch…
- Đạm: Đạm động vật (thịt nạc heo, lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt cá màu trắng) và đạm thực vật (các loại đậu, hạt mè, hướng dương, rau có màu xanh đậm)
- Béo: Béo động vật (sữa, phomai, trứng..) và béo thực vật (dầu mè, dầu lạc, dầu oliu)
- Vitamin và khoáng chất: Các loại rau củ quả.
Trong giai đoạn đầu, ưu tiên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi làm quen với vị ngọt. Bởi lẽ, trước đó bé quen với vị của sữa, chưa được tiếp xúc các vị khác. Trong đó, vị ngọt được cho là dễ dàng tiếp nhận nhất.
Tập quen cho bé ăn vị nhạt để đảm bảo sức khỏe (thận). Ngoài ra, cho bé ăn theo độ loãng đến đậm đặc của đồ ăn thô.
Mách bạn cách tập ăn dặm cho bé 6 tháng
1. Phương pháp ăn dặm: điều kiện quyết định
Bạn có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm khác nhau để áp dụng cho bé tùy thuộc vào mong muốn cũng như phù hợp với trẻ. Hiện nay, có 3 cách ăn dặm phổ biến, được nhiều cha mẹ áp dụng thành công. Đó là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nhất định. Do đó, cha mẹ cần định hình phương pháp cho bé nhà mình.
Để những bữa ăn vừa vui vừa đầy đủ dưỡng chất, cha mẹ nên đảm bảo những tiêu chí sau:
– Cho ăn vừa phải. Khi đút cho bé ăn, nên sử dụng lượng thức ăn bằng ½ thìa hoặc ít hơn để bé dễ tiếp nhận.
– Vừa cho ăn vừa trò chuyện với bé để tạo hứng thú, vui vẻ.
– Cho bé ăn sữa để lót bụng trước khi ăn để hạn chế tối đa tình trạng đảo thức ăn trong miệng và không chịu nuốt.
– Tập thói quen ăn khi ngồi thẳng, có nâng đỡ phía sau.
– Đút từng muỗng thong thả, không cho ăn dồn dập tránh bị ói, trớ.
– Dừng ăn khi bé có cảm giác no.
2. Lượng ăn dặm
Mỗi bé đều có sự tăng trưởng và phát triển khác nhau, do đó, lượng thức ăn từ đó mà cũng tiếp nhận khác nhau. Khởi đầu ăn dặm, mẹ quan sát bé khi ăn vừa no. Sau đó, bạn nên lưu lại lượng thức ăn của bé hàng ngày, dần dần tăng lượng thức ăn lên. Bên cạnh đó, nếu như bé mới ăn dặm thì chỉ nên cho ăn 1 bữa/ngày. Theo thời gian, bạn có thể tăng số bữa ăn lên thành 2 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhanh từ 2-6 tiếng.
Trong trường hợp bé quá biếng ăn, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn ra thành 2-3 lần/ngày. Sau mỗi bữa, hãy cho bé ăn sữa thêm để đảm bảo đầy đủ năng lượng, dưỡng chất nuôi cơ thể.
3. Dụng cụ ăn dặm
Để quá trình ăn dặm thuận lợi hơn, bạn nên trang bị một số dụng cụ sau
– Muỗng ăn dặm: kích thước nhỏ vừa miệng trẻ, không sử dụng muỗng làm từ các vật liệu dễ gây tổn thương đến bé khi ăn.
– Dĩa, chén (bát) đựng thức ăn độc lập hoặc nhiều ngăn khác nhau.
– Ghế ngồi vững cho bé
– Một số dụng cụ khác hỗ trợ nấu nướng.
5 lưu ý khi cho bé ăn dặm các bậc cha mẹ cần quan tâm
Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn
Đầu vào thức ăn được xem là quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi hệ tiêu hóa của trẻ non nớt + sức khỏe chưa cứng cáp thì đảm bảo thức ăn an toàn là điều kiện tiên quyết.
Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc. Các loại thực phẩm này có đầy đủ nhãn mác, xuất xứ và có chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, nếu trong điều kiện cho phép, bạn có thể tự tay trồng rau, củ quả, nuôi gà, lợn… để cung cấp cho bữa ăn của bé đảm bảo hơn.
Rửa sạch thực phẩm dưới vòi nước, rửa tay sạch sẽ cho cả mẹ và bé trước khi ăn để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập.
Luôn nấu chín và nghiền nhỏ thức ăn
Thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi” tránh bị tiêu chảy ở trẻ. Song song đó, nghiền nhỏ thức ăn giúp bé dễ nhai và nuốt hơn. Ở những trẻ trong độ từ 6 tháng đến 8 tháng tuổi, phản xạ nhai của bé vẫn ở mức nhẹ nhàng. Do đó, nghiền nhỏ thức ăn giúp bé tránh bị hóc, nghẹn.
Phối hợp các loại thức ăn với nhau
Để tránh tình trạng ngán ăn ở trẻ, các cha mẹ hạn chế việc cho ăn đi ăn lại chỉ 1 vài món. Thay vào đó, hãy bổ sung đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn của trẻ. Nhờ có sự đa dạng các loại thực phẩm, dưỡng chất được cung cấp cho cơ thể bé được đảm bảo đầy đủ hơn, tăng cân dễ dàng hơn.
Ăn đúng giờ, đúng bữa
Không chỉ tạo lập thói quen ăn thức ăn bên cạnh sữa mẹ, ăn đúng giờ, đúng bữa giúp bé nghiêm túc, tự lập hơn trong ăn uống. Nhờ ăn đúng giờ, dạ dày của bé dễ dàng thích nghi và tiêu hóa thức ăn; ăn đủ lượng thức ăn khi cần.
Tạo hứng thú cho bé khi ăn
Một trong những cách tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ngon hơn, thuận lợi hơn chính là tạo được sự hứng thú, kích thích ăn ngon ở trẻ. Bằng cách:
- Chọn các dụng cụ ăn dặm có hình thù ngộ nghĩnh và màu sắc bắt mắt để gây sự thu hút đến bé
- Vừa cho bé ăn vừa trò chuyện để cho bé thấy cha mẹ quan tâm bé. Ngoài ra, có thể cho bé ngồi chung cùng mâm cơm gia đình để tạo sự hứng khởi, vui vẻ.
- Hạn chế tối đa mở tivi, các tác động ồn ào từ môi trường xung quanh để bé tập trung khi ăn.
Một số lưu ý khác
- Không ép trẻ ăn khi trẻ chưa sẵn sàng muốn ăn dặm. Thay vào đó, hãy tác động bằng những phương pháp kích thích trẻ hứng thú.
- Khi trẻ ăn ít, không o ép trẻ ăn. Hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không thích.
- Kiểm tra thực phẩm mới trước khi ăn để hạn chế bị dị ứng
- Không nêm gia vị vào thức ăn của trẻ hoặc nêm ít muối iot.
- Ăn dặm chỉ là phụ, sữa mẹ vẫn là chính.
Cách tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thực sự không hề khó khăn như các cha mẹ từng nghĩ. Bạn chỉ cần áp dụng phương pháp khoa học cùng với các lưu ý thì quá trình ăn uống trẻ nên dễ dàng hơn.