Lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kích thích ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng

Khi bé được 6 tháng tuổi, ăn dặm là hoạt động giúp bé làm quen với những món ăn mới lạ bên cạnh sữa mẹ. Để có bữa ăn luôn đầy đủ dinh dưỡng, hấp dẫn dành cho bé giai đoạn này, bạn cần trang bị cho bản thân những món ăn phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý đến các bậc cha mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ngon, dinh dưỡng nhất.

1. Vì sao sau 6 tháng tuổi nên để bé ăn dặm?

Cần bổ sung thêm dinh dưỡng cùng với sữa mẹ

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Lúc này, sữa mẹ không còn là nguồn thức ăn có thể cung cấp đủ cho bé. Do đó, ăn dặm bằng thực phẩm tự nhiên bên ngoài là một cách giúp bé bổ sung thêm chất dinh dưỡng cùng với sữa mẹ.

Trong khoảng 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh sử dụng lượng sắt được dự trữ trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ, sữa mẹ và sữa bột. Tuy nhiên, kho dự trữ sắt này ngày càng giảm dần khi trẻ lớn nếu như không được bổ sung thường xuyên. Vì vậy, bổ sung thêm sắt từ thực phẩm ngoài thực sự cần thiết cho trẻ để đảm bảo phát triển trí lực và thể lực.

Tập làm quen với những hương vị mới

Ăn dặm giúp bé tập thói quen tập ăn uống, mang lại trải nghiệm mới, thú vị về mùi vị và kết cấu mới thực phẩm. Từ đó, bé sẽ hứng khởi hơn trong ăn uống, góp phần cai sữa mẹ sau này.

Tập thói quen hoạt động cơ miệng

Nhờ ăn dặm, cơ hàm của bé sẽ được hoạt động thường xuyên. Điều này giúp cơ mà khỏe mạnh hơn, định hình được xương hàm, khuôn mặt của trẻ. Ngoài ra, ăn dặm còn giúp răng của trẻ phát triển nhanh hơn. Từ đó, răng của trẻ đồng đều, đồng thời góp phần hình thành, xây dựng và phát triển ngôn ngữ.

Xem thêm:

Cách tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng

2. Thời điểm nào quyết định nên cho bé ăn dặm

Hầu hết, các bậc cha mẹ sẽ để ý đến sự phát triển cá nhân và hành vi của bé để biết đâu là thời điểm tốt nhất để ăn dặm. Các dấu hiệu dưới đây sẽ cho bạn biết sự khởi đầu ăn dặm của trẻ:

  • Có khả năng kiểm soát được đầu và cổ, có thể ngồi thẳng được nếu có sự hỗ trợ nâng đỡ.
  • Có hiện tượng thể hiện sự quan tâm đến đồ ăn. Điển hình như: thấy đồ ăn trên bàn và chăm chú nhìn, thích cầm nắm đồ ăn, đưa đồ ăn lên miệng…
  • Chìa tay, đưa tay ra xin thức ăn từ bạn khi thấy đồ ăn
  • Liên tục mở miệng nếu như bạn cho bé ăn bằng thìa.

Những dấu hiệu trên thường xuất hiện ở từ tháng thứ 6 của bé. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ mà các dấu hiệu này sẽ xảy ra vào từng thời điểm khác nhau. Chính vì vậy, bạn đừng quá lo lắng khi thấy bé có dấu hiệu muốn ăn sớm hoặc muộn so với 6 tháng.

Chú ý: Không nên cho bé ăn dặm trước 5 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn yếu.

3. Các dưỡng chất nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé

Trên thực tế, tất cả các loại thức ăn mới đều khiến bé thích thú. Do đó, bạn không nhất thiết phải chế biến theo công thức đặc biệt nào cả. Bạn có thể tự lên thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé, miễn sao thức ăn này cần giàu chất sắt và có kết cấu mềm.

Một số thực phẩm giàu chất sắt bạn có thể tham khảo:

  • Ngũ cốc.
  • Thịt bằm, thịt gia cầm (gà, vịt), cá.
  • Đậu phụ, các loại đậu hạt (đậu nành, đậu hà lan, đậu xanh…)
  • Trứng.

Bên cạnh các loại thực phẩm giàu chất sắt ra, bạn cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng, khoáng chất khác, cụ thể:

  • Chất xơ từ rau, củ. Ví dụ: bông cải xanh, rau chân vịt, khoai tây nghiền, khoai lang…
  • Vitamin từ trái cây. Ví dụ: chuối, táo, bơ, dưa…
  • Thực phẩm từ sữa. Ví dụ: Sữa chua, pho mát giàu chất béo.
thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

4. Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nhà bạn

Hiện nay có nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau. Trong đó, có thể kể đến như ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm BLW tự chỉ huy. Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu điểm khác nhau, Tùy thuộc vào cha mẹ lựa chọn dành cho bé. Tuy nhiên, dù có áp dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì bạn vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi sau đây:

  • Số bữa ăn: 1 bữa/ngày.
  • Lượng sữa mẹ/sữa bột: Đầy đủ theo nhu cầu của bé.
  • Kết cấu thực phẩm ăn dặm: Phải được nghiền nhuyễn trước khi ăn.
  • Cho bé làm quen từng nhóm thực phẩm khác nhau từ nhóm I, II và III.
  • Nhóm I: Ngũ cốc.
  • Nhóm II:  Rau củ, trái cây.
  • Nhóm III: Thịt nạc (lợn/heo), thịt gà, thịt cá trắng.
  • Tăng độ đậm đặc của thức ăn theo thời gian từ loãng đến đặc. 
  • Tăng dần lượng thức ăn trong 1 bữa từ ít đến nhiều.
  • Khám phá các vị: Ngọt, mặn.

Xem thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bị táo bón

Các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tăng cân hiệu quả

5. Lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng khoa học

Cháo cà rốt nghiền

Cà rốt là thực phẩm chứa beta caroten (tiền chất của Vitamin A) giúp bé ngăn chặn mù lòa, phát triển thị lực tốt, làm lạnh mạnh hóa hệ miễn dịch cho trẻ.

Nguyên liệu: Cà rốt, cháo

Lượng thức ăn: 2 thìa cà phê cháo, 2 thìa cà phê cà rốt nghiền.

Cách thực hiện:

Bước 1. Nấu cháo theo tỉ lệ 1:10 (1 gạo và 10 nước). Sau khi nấu, lấy rây lưới lọc cháo thật mịn.

Bước 2. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, mang đi hấp/luộc chín và nghiền nát đều.

Lưu ý: lựa chọn cà rốt không bị xanh phần đầu.

Bước 3. Lấy cháo trộn với cà rốt đã nghiền nát cho bé ăn.

Súp sữa bí đỏ

Được xem là loại thực phẩm vàng cho giai đoạn ăn dặm, bí đỏ giàu chất sắt, vitamin A và muối khoáng giúp bé phát triển nhanh trí não, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, bạn nhanh tay lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ngay nhé!

Nguyên liệu: Bí đỏ, sữa mẹ/sữa công thức

Lượng thức ăn: Bí đỏ 20g, sữa mẹ/sữa công thức 60ml.

Cách thực hiện:

Bước 1. Gọt bí đỏ và mang đi luộc/hấp. nghiền nhuyễn hoặc rây mịn.

Bước 2. 

Đối với dùng sữa mẹ: Mang đun lửa nhỏ trộn cùng bí đỏ

Đối với dùng sữa công thức: Pha đúng tỉ lệ và trộn với bí đỏ.

Cháo rau chân vịt

Rau chân vịt (rau bina) là loại thực phẩm giàu sắt, kali giúp phát triển hệ thống não bộ và tăng lưu thông máu trong cơ thể. Bên cạnh đó, rau chân vịt còn cung cấp thêm khoáng chất magie và canxi giúp hệ xương khớp của bé cứng cáp hơn.

Nguyên liệu: rau chân vịt, cháo

Lượng thức ăn: Cháo 2 thìa, rau chân vịt 2-3 lá

Cách thực hiện:

Bước 1. Rửa sạch rau, hấp/luộc và nghiền nhỏ

Bước 2. Nấu cháo, rây mịn.

Bước 3. Trộn cháo và rau cho bé ăn.

Súp khoai tây + sữa

Khoai tây có hàm lượng kiềm cao, giúp giảm nồng độ axit trong dạ dày của trẻ nhỏ. Nhờ điều này góp phần thúc đẩy bé nhanh tập đi hơn (nồng độ axit trong cơ thể cao ảnh hướng đến quá trình này). Song song đó, khoai tây còn giúp thúc đẩy các lợi khuẩn trong đường ruột giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, không bị táo bón.

Nguyên liệu: khoai tây, sữa mẹ/sữa công thức

Lượng thức ăn: khoai tây 2 khoanh nhoe, sữa mẹ/sữa công thức: 60ml

Cách thực hiện:

Bước 1. Khoai tây gọt sạch vỏ, hấp/luộc chín và nghiền nát

Bước 2. 

Đối với dùng sữa mẹ: Mang đun lửa nhỏ trộn cùng khoai tây

Đối với dùng sữa công thức: Pha đúng tỉ lệ và trộn với khoai tây.

Khoai lang nghiền nhỏ

Khoai lang là thực phẩm giàu beta caroten (giống như cà rốt) giúp bé mắt sáng, chống mù lòa. Ngoài ra, khoai lang hỗ trợ bé tiêu hóa tốt, chống táo bón.

Nguyên liệu: Khoai lang, sữa mẹ hoặc nước

Lượng thức ăn: Khoai lang 1 củ nhỏ, sữa mẹ hoặc nước: 60ml

Cách thực hiện:

Bước 1. Khoai lang gọt sạch vỏ, hấp/luộc chín và nghiền nát.

Bước 2. 

Đối với dùng sữa mẹ: Mang đun lửa nhỏ trộn cùng khoai lang

Đối với dùng sữa công thức: Pha đúng tỉ lệ và trộn với khoai lang.

Súp đậu Hà Lan

Trong danh sách thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng không thể không kể đến đậu Hà Lan. Trong đậu Hà Lan có chứa thành phần Folate (tiền thân Vitamin B9) giúp thúc đẩy sản sinh ra Vitamin B9 tăng cao để tạo và duy trì tăng trưởng tế bào. Nhờ đó, cơ thể của bé nạp vào ngăn ngừa bệnh thiếu máu, đảm bảo lượng hồng cầu.

Nguyên liệu bao gồm: Đậu Hà Lan, sữa mẹ/sữa công thức

Lượng thức ăn: Đậu Hà Lan 30gr, sữa mẹ hoặc sữa công thức: 60ml

Cách thực hiện:

Bước 1. Đậu được rửa sạch, hấp/luộc chín và nghiền nát, đưa qua rây mịn.

Bước 2. 

Đối với dùng sữa mẹ: Mang đun lửa nhỏ trộn cùng đậu Hà Lan

Đối với dùng sữa công thức: Pha đúng tỉ lệ và trộn với đậu Hà Lan.

Sữa mẹ/sữa công thức trộn bơ thơm ngon

Nguyên liệu: Bơ chín (bơ sáp), sữa mẹ/sữa công thức

Lượng thức ăn: Bơ nửa quả nhỏ, sữa mẹ hoặc sữa công thức: 60ml

Cách thực hiện:

Bước 1. Bơ lột vỏ, bỏ xơ (nếu có). nghiền nát.

Bước 2, Đánh đều bơ với sữa và cho bé ăn.

Cháo trắng hạt sen thanh mát

Không chỉ có người lớn mới thích bơ, mà trẻ em vô cùng thích thú loại thực phẩm này nhờ béo béo thơm ngon. Trong bơ chứa rất nhiều loại vitamin cung cấp cho cơ thể của trẻ sơ sinh. Nổi bật như: Vitamin A, C, E, K, B6, B9. Hơn nữa, bơ còn chứa nhiều khoáng chất giúp bé tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Bao gồm: sắt, magie, kali, natri và kẽm.

Nguyên liệu: Hạt sen (tươi hay khô đều được), cháo

Lượng thức ăn: Hạt sen 30gr, cháo 2 thìa

Cách thực hiện:

Bước 1. Hạt sen bỏ tim sen (tim sen rất đắng), mang đi hấp/luộc, nghiền nát

Bước 2. Trộn hỗn hợp hạt sen đã nghiền với cháo và cho bé ăn

Ngoài ra, bạn có thể làm công thức hạt với kết hợp với sữa mẹ/sữa công thức cũng rất thơm ngon bổ dưỡng dành cho bé.

Cháo trắng + cải bó xôi (rau chân vịt, bina) + Kiwi

Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn, bạn có thể lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bằng cách kết hợp 3 loại thực phẩm. Cải bó xôi giàu sắt, kali giúp phát triển hệ thống não bộ và tăng lưu thông máu trong cơ thể. Kiwi chứa nhiều vitamin (A, C),  khoáng chất (sắt, canxi, kali, magie, kẽm…) và chất chống oxy hóa.

Nguyên liệu: Cháo, cải bó xôi, Kiwi vàng

Lượng thức ăn: Cháo 2 thìa, cải bó xôi từ 3-4 lá, Kiwi vàng 2-3 lát.

Cách thực hiện:

Bước 1. Cải bó xôi hấp chín và nghiền nát

Bước 2. Kiwi vàng gọt vỏ và nghiền nát

Bước 3. Trộn cháo, cải và kiwi cho bé ăn

Trên đây là tổng hợp thực đơn ăn dặm dành cho bé 6 tháng. Mỗi thực đơn đều có nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, nếu như bạn quan tâm đến các thực đơn ăn dặm theo phương pháp khác, vui lòng tham khảo thêm tại:…. để theo dõi thêm chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *