Bên cạnh phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm chỉ huy, ăn dặm truyền thống vẫn được nhiều cha mẹ áp dụng bởi dễ thực hiện, nhiều người áp dụng thành công. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cung cấp đến quý độc giả về phương pháp này cũng như gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Ăn dặm truyền thống là gì?
Phương pháp “Truyền thống” được hiểu là phương pháp được đúc kết lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được nhiều người áp dụng. Ăn dặm truyền thống được xem là phương pháp an toàn trong việc nuôi dạy con nhỏ.
Đặc điểm của thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu truyền thống là xay nhuyễn và trộn đều các loại thức ăn với nhau. Khởi đầu ăn đơn giản như bột, cháo rây. Về sau tăng các loại thực phẩm khác như thịt cá, rau củ trộn với cháo.
Vì sao nhiều bà mẹ Việt vẫn áp dụng kiểu ăn dặm truyền thống cho bé?
Ăn dặm truyền thống được nhiều bà mẹ Việt Nam áp dụng bởi tính an toàn, dễ thực hiện. Ngoài ra, ăn dặm truyền thống còn có nhiều lợi ích, bao gồm:
- Cung cấp, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng dành cho trẻ ở cả 4 nhóm chất. Đó là: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất
- Phương pháp khoa học, tuân thủ ăn dặm theo từng giai đoạn. Đó là từ sữa mẹ > ăn loãng > ăn đặc. Từ đó, phương pháp này sẽ tạo được thói quen tốt cho bé ăn uống về lâu dài, tránh tình trạng biếng ăn hoặc hệ tiêu hóa làm việc quá sức.
- Ăn dặm truyền thống giúp hệ tiêu hóa của bé dần thích nghi với thực phẩm mới bên cạnh sữa mẹ.
- Cách làm đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với người không có nhiều thời gian để nấu nướng.
Những lưu ý quan trọng mà các bậc cha mẹ cần biết khi cho bé 6 tháng ăn dặm truyền thống
Để quá trình ăn dặm diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả, các bậc làm cha mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:
Chỉ tập ăn dặm khi bé đã sẵn sàng, bé đã có dấu hiệu cho thấy muốn ăn dặm. Ăn dặm quá sớm hoặc thúc ép bé ăn khi chưa sẵn sàng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Điển hình: rối loạn tiêu hóa, không hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác về đường ruột. Theo các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, đến tháng thứ 7 – 8 trở đi, bé chưa có dấu hiệu thì nên có phương án kích thích ăn uống ở bé.
Ăn tăng dần theo cấp độ. Ở giai đoạn đầu, không nên vồ vập cho bé ăn nhiều hoặc quá giàu dinh dưỡng. Thay vào đó, ăn từ đồ ăn đơn giản, pha loãng dần đến đa dạng thức ăn, tăng độ đậm đặc và khẩu phần ăn.
Đa dạng thực đơn, đảm bảo đầy đủ ở 4 nhóm chất. Không lạm dụng cho trẻ ăn dặm ở mãi một nhóm chất mà cần phải cần bằng ở cả 4 nhóm chất cần thiết cho cơ thể.
Trong giai đoạn đầu của ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi thì ăn là phụ, còn bữa chính vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Xem thêm:
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé 6 tháng tuổi
Tổng hợp 30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi
1. Thành phần thực phẩm
- Sữa mẹ/sữa công thức: 500 – 800ml
- Nhóm tinh bột: 20 – 30gr. (tùy thuộc vào sức ăn của từng bé)
- Nhóm vitamin, khoáng chất: Rau củ 20gr, trái cây 50 – 100gr (tùy thuộc vào sức ăn của bé)
Lưu ý:
– Cho bé ăn sữa mẹ trước khi ăn dặm
– Khối lượng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào khả năng ăn của bé mà điều chỉnh phù hợp
– Thử dị ứng đồ ăn mới.
2. Cách chế biến ăn dặm truyền thống theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng
Khâu sơ chế:
– Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch (sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, tự nhiên). – Ưu tiên những sản phẩm theo mùa. Trước khi nấu, bạn nên rửa sạch dưới vòi nước đúng cách.
Khâu chế biến:
– Chuẩn bị sẵn các loại bột ngũ cốc (gạo, yến mạch, đậu xanh…) và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, nơi khô ráo và thoáng mát. Lấy lượng vừa đủ ăn ra ngoài, không lấy thừa rồi đổ lại có thể gây nấm mốc.
– Cho bột khuấy đều với nước theo tỉ lệ cho từng giai đoạn ăn (loãng đến đặc). Đun nhỏ lửa.
– Khi bột gần chín, cho rau củ đã được xay mịn vào khuấy nhẹ (đảm bảo các vitamin và khoáng chất còn giữ được nhiều không bị phân hủy bởi nhiệt độ cao.
3. Thực đơn ăn dặm theo kiểu truyền thống cho bé 6 tháng tuổi
Khung giờ ăn dặm cho bé
– Đối với ăn sữa mẹ/sữa công thức: 6h sáng và 14h chiều
– Đối với ăn dặm: 10h sáng và 14h30 chiều
Ăn sữa mẹ/sữa công thức trước ăn dặm giúp bé ăn ngon hơn, hệ tiêu hóa thích ứng tốt với đồ ăn mới.
Thực đơn ăn dặm theo kiểu truyền thống cho bé 6 tháng
Tuần 1
Ngày/giờ | 10h | 14h30 |
Ngày 1 | Bột gạo sữa | – |
Ngày 2 | Bột gạo sữa | – |
Ngày 3 | Bột gạo sữa | – |
Ngày 4 | Bột gạo sữa + Bí đỏ | Chuối xay |
Ngày 5 | Bột gạo sữa + Bí đỏ | Chuối xay |
Ngày 6 | Bột gạo sữa + Bí đỏ | Chuối xay |
Ngày 7 | Bột gạo sữa + Rau chân vịt | Táo xay |
Tuần 2
Ngày/giờ | 10h | 14h30 |
Ngày 1 | Bột gạo sữa + Rau chân vịt | Táo xay |
Ngày 2 | Bột gạo sữa + Rau chân vịt | Táo xay |
Ngày 3 | Bột gạo sữa + Cà rốt | Bơ xay |
Ngày 4 | Bột gạo sữa + Cà rốt | Bơ xay |
Ngày 5 | Bột gạo sữa + Cà rốt | Bơ xay |
Ngày 6 | Bột gạo sữa + Rau ngót | Xoài xay |
Ngày 7 | Bột gạo sữa + Rau ngót | Xoài xay |
Tuần 3
Ngày/giờ | 10h | 14h30 |
Ngày 1 | Bột gạo sữa + Rau ngót | Xoài xay |
Ngày 2 | Bột gạo sữa + Khoai tây + Cà rốt | Đu đủ xay |
Ngày 3 | Bột gạo sữa + Khoai tây + Cà rốt | Đu đủ xay |
Ngày 4 | Bột gạo sữa + Khoai tây + Cà rốt | Đu đủ xay |
Ngày 5 | Bột yến mạch sữa | Sinh tố bơ và sữa |
Ngày 6 | Bột yến mạch sữa | Sinh tố bơ và sữa |
Ngày 7 | Bột yến mạch sữa | Sinh tố bơ và sữa |
Tuần 4
Ngày/giờ | 10h | 14h30 |
Ngày 1 | Bột đậu xanh + Cà rốt | Lê xay |
Ngày 2 | Bột đậu xanh + Cà rốt | Lê xay |
Ngày 3 | Bột đậu xanh + Cà rốt | Lê xay |
Ngày 4 | Bột yến mạch sữa + Súp lơ xanh | Đu đủ xay |
Ngày 5 | Bột yến mạch sữa + Súp lơ xanh | Sinh tố bơ và sữa |
Ngày 6 | Bột yến mạch sữa + Súp lơ xanh | Sinh tố bơ và táo |
Ngày 7 | Bột yến mạch + Sữa bí đỏ | Bơ và sữa xay |
Mỗi kiểu ăn dặm đều có những lợi thế nhất định. Và trong đó, ăn dặm truyền thống vẫn được các cha mẹ ưu tiên áp dụng cho con của mình. Còn bạn thì sao? Nếu có thêm thực đơn ăn dặm truyền thống nào ngon, bổ dưỡng cho trẻ, hãy chia sẻ với chúng tôi ngay nhé!