Tư duy phân tích là gì? 5 Phương pháp rèn luyện tư duy phân tích hiệu quả

Kỹ năng tư duy phân tích giúp con người đánh giá và xem xét mọi việc một cách khách quan, từ đó đưa ra những phương án giải quyết sáng tạo. Đặc biệt, xu hướng hiện đại hóa và công nghệ càng phát triển thì vấn đề tư duy lại càng được xem trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Where S tìm hiểu sâu hơn về tư duy phân tích và cách rèn luyện lối tư duy này một cách hiệu quả nhất.

Tìm hiểu tư duy phân tích là gì?

Phân tích là quá trình chia nhỏ vấn đề hay sự việc thành từng phần, sau đó tiến hành đánh giá, xem xét vai trò, mối liên hệ và sự ảnh hưởng lẫn nhau của chúng. Phát triển từ định nghĩa này, ta có thể hiểu tư duy phân tích là tư duy về một đối tượng cụ thể để tìm ra các thành phần tham gia vào nó. Đồng thời, bạn sẽ xem xét các mối liên kết, quan hệ cũng như đặc điểm, tính chất, vai trò đặc trưng của đối tượng đó so với những đối tượng khác.

Theo định nghĩa của Charles Wilson: “Tư duy phân tích là các kỹ năng phản biện và giải quyết vấn đề, giúp cho những người làm trong doanh nghiệp có sự tự chủ và xoay xở tốt hơn trong nhiều tình huống.”

Như vậy, tư duy phân tích sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định chính xác, đúng đắn hơn qua các số liệu thống kê và lập luận logic. Đặc biệt, cuộc sống ngày càng phát triển thì đòi hỏi con người càng phải có tư duy phân tích sâu rộng. Vì vậy, bạn cần xem xét, thu thập và đánh giá các dữ liệu để đưa ra quyết định cuối cùng một cách chính xác hơn. 

>> Xem thêm:

Đặc điểm cơ bản của tư duy phân tích

Đặc điểm cơ bản của loại tư duy này là có thể phá vỡ bất kỳ tình huống, vấn đề nào để tìm ra giải pháp hay tác động để giải quyết nó. Về cơ bản, nó tách các vấn đề ra thành từng phần nhỏ một cách logic, liên kết để tìm ra các nguyên nhân và trở ngại có thể có. Từ đó, con người sẽ biết cách phân phối, lập kế hoạch và quản lý thời gian tốt hơn.  

Cụ thể, tư duy phân tích có những đặc điểm sau:

  • Hành động ngay lập tức và tìm kiếm giải pháp khả thi để giải quyết tình huống. 
  • Mang tính chất tuyến tính: Luôn đề cập đến thực tế, được thực hiện có kế hoạch, có tổ chức và tuần tự. 
  • Có sự phân tích: Điều tra các thành phần nhỏ để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề.

Các yếu tố tạo nên quá trình tư duy phân tích

Các yếu tố tạo nên quá trình tư duy phân tích

Để hiểu rõ hơn về các yếu tố của tư duy này, hãy cùng xem xét ví dụ thực tiễn này: Nếu bạn đang làm một nghề nghiệp với thu nhập không đủ để trang trải, bạn có thể giải quyết dựa trên những vấn đề sau:

  • Mục đích của vấn đề là gì?

Chi phí phát sinh vượt quá 7 triệu mỗi tháng và mức lương hiện tại chỉ được 6.5 triệu. Điều này khiến bạn phát sinh ra các khoản nợ bắt buộc.

  • Câu hỏi phân tích?

Làm như thế nào để tránh phát sinh nhiều chi phí hơn mức thu nhập trong 1 tháng? Đâu là khoản cần chi cao nhất? Có nên bắt đầu một nghề khác với mức lương cao hơn?

  • Thu thập dữ liệu từ nhỏ đến lớn

Cửa hàng này bán sản phẩm rẻ hơn cửa hàng kia, cửa hàng gần nhà đang yêu cầu nhân sự có thể giúp chi phí sử dụng phương tiện giao thông ít hơn,… 

  • Giải thích vấn đề hoặc dùng những quan điểm thay thế

Mua thực phẩm và nấu ăn nhà sẽ rẻ hơn so với ăn ngoài, bạn cũng sẽ tiêu ít tiền hơn. 

  • Điều tra và giả định

Điều tra xem các cửa hàng sẽ cung cấp công việc gì và họ trả bao nhiêu tiền, có thể tiết kiệm được bao nhiêu chi phí trong nhà. 

  • Hậu quả, tác động có thể mang lại 

Nếu bạn tìm công việc khác, bạn có thể sẽ mất vị trí tại cửa hàng cũ với những quyền lợi và đối đãi tốt hơn. 

Khi đã tìm ra được vấn đề, điều tra các khả năng và hậu quả nó mang lại thì bạn có thể tiến hành phân tích để tìm kiếm một phương án tốt nhất cho bản thân.

So sánh 3 phương thức tư duy: Tư duy đột phá, phân tích và tổng hợp

Tư duy đột phá, phân tích và tổng hợp đều là các kỹ năng tư duy cần thiết và quan trọng trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là bảng so sánh điểm khác biệt giữa 3 tư duy này, giúp bạn hiểu rõ bản chất chúng: 

Tư duy đột pháTư duy phân tíchTư duy tổng hợp
Dựa trên tư duy tổng hợp và phân tíchDựa trên sự tưởng tượng.
Tư duy tuyến tính, tư duy phản biện, tư duy phân tích, tư duy theo chiều dọc
Tên gọi khácThinking Outside the Box
Tư duy đột phá nghĩa là giải quyết vấn đề thông qua sự sáng tạo và tiếp cận gián tiếp.
Tư duy theo chiều ngang, tư duy sáng tạo.Tư duy tổng hợp là quá trình phát hiện ra các mối liên hệ và thống nhất các bộ phận với nhau. 
Tổng quanNgoài ra, nó là những nguyên tắc và quy trình để thiết kế, cải tiến, tái cấu trúc và tìm ra giải pháp cho các vấn đề mà bạn gặp phải
Tư duy phân tích là phương pháp hay quá trình chia nhỏ vấn đề để phân tích nó theo hướng logic, khám phá ra nhiều giải pháp khả thi để xử lý vấn đề tốt hơn. Tư duy tổng hợp còn là suy nghĩ tập trung vào vấn đề để đưa ra một câu trả lời duy nhất, giúp giải quyết triệt để một vấn đề nào đó.

Các bước trong quá trình tư duy phân tích

Để sử dụng tư duy phân tích một các hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước cơ bản sau:

Các bước trong quá trình tư duy phân tích

Bước 1: Thu thập thông tin

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng của tư duy phân tích để tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Bạn cần thu thập các thông tin liên quan, sau đó đánh giá lại những thông tin có giá trị và loại những thông tin không sử dụng được. Đặc biệt, bạn đặt ra các câu hỏi logic và liên quan đến vấn đề để giải quyết hiệu quả mọi thứ. 

Bước 2: Nhận diện vấn đề

Đây là một trong những bước quan trọng khi nói đến tư duy phân tích. Bạn cần có kỹ năng nhận diện vấn đề, các mối liên kết và quan hệ giữa các thông tin đã tổng hợp được.

Bước 3: Sắp xếp thông tin

Sau khi đã thu thập thông tin đầy đủ, bạn phải sắp xếp và phối hợp các phần một cách hợp lý. Sau đó bạn sẽ dựa vào nó để đưa ra cái nhìn đúng đắn và đưa ra một kết luận phù hợp. 

Nguyên nhân khiến tư duy phân tích không hiệu quả

Một số nguyên nhân sau khiến bạn sử dụng tư duy phân tích nhưng chưa đạt hiệu quả là: 

  • Chưa có đủ thông tin và dữ liệu một cách đầy đủ và chính xác để tiến hành phân tích vấn đề.
  • Tư duy này có nhiệm vụ là tổng quát các giải pháp cho vấn đề, sau đó áp dụng giải pháp đó cho những tình huống khác nhau. Vì thế, các vấn đề phức tạp phải luôn có sự thay đổi, không nên sử dụng 1 giải pháp cho nhiều lần khác nhau.
  • Sự sáng tạo trong chỉ nên áp dụng tại giai đoạn đưa ra các giải pháp và ý tưởng.
  • Tư duy này thường khiến bạn phải nhìn nhận vấn đề theo quan điểm các nhân mà bỏ qua các đối tượng liên quan khác. 
  • Tư duy phân tích có thể làm xuất hiện mâu thuẫn và chia cắt mối quan hệ giữa người với người.

Phương pháp rèn luyện tư duy phân tích hiệu quả

Để sử dụng tư duy phân tích hiệu quả, bạn có thể áp dụng các phương pháp rèn luyện như sau: 

Quan sát và đặt câu hỏi 

Hãy cố gắng quan sát những người xung quanh bạn để biết cách sự vật hoạt động như thế nào. Cảm nhận được những điều đang xảy ra sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn. Đặc biệt, nếu bạn dùng tư duy, não bộ để cảm nhận thì sẽ cảm thấy thích thú và có ích hơn. 

Đọc sách và tham gia các trò chơi trí tuệ

Phương pháp rèn luyện tư duy phân tích hiệu quả

Khiến tâm trí, não bộ không ngừng hoạt động là một trong những cách giúp cải thiện tư duy phân tích của mình. Đọc sách và tham gia các trò chơi trí óc là một ví dụ điển hình. 

Tuy vậy, bạn cũng cần phải chọn lọc để phương pháp này được hiệu quả cao. Hãy đọc sách có chiến lược, phải chủ động, tự giác để hiểu sâu về nội dung cốt lõi. Bạn có thể dùng phương pháp ghi chú, đánh dấu, đặt câu hỏi hoặc đọc thành tiếng trong để nâng cao hiệu quả hơn.  

Suy nghĩ và phân tích trước khi ra quyết định

Trước khi đưa ra các quyết định quan trọng, bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng và phân tích các vấn đề, mối liên quan với nhau để giải quyết nó. Bạn cũng cần hiểu được quyết định này sẽ mang đến lợi ích hay bất lợi. Hãy tự đặt ra câu hỏi cho bản thân rằng liệu đây có phải là phương pháp tốt nhất không? 

Thực hành giải quyết vấn đề thường xuyên

Lý thuyết phải luôn đi đôi với thực hành, vì vậy bạn phải thường xuyên sử dụng tư duy phân tích trong các tình huống dù nhỏ hay lớn. Hãy đặt ra các giải pháp dự phòng và thử nghiệm nhiều lần xem đâu là giải pháp hợp lý và tốt nhất. 

Phương pháp rèn luyện tư duy phân tích

Với sự phát triển của công nghệ và trí tuệ thì tư duy là một kỹ năng không thể thiếu để phục vụ cho công việc và cuộc sống. Người có kỹ năng tư duy phân tích sẽ luôn suy nghĩ, giải quyết vấn đề theo chiều sâu và rộng. Bạn có thể rèn luyện nó thông qua quá trình học tập, cải thiện kỹ năng, đưa ra các suy nghĩ sáng tạo để lên kế hoạch, phân tích thông tin một cách logic. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *