Trong giao tiếp, đặc biệt là các cuộc đàm phán quan trọng, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng không kém những nội dung được thể hiện bằng từ ngữ. Thậm chí, nếu có khả năng nhận biết tốt ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể dễ dàng giành lợi thế nhờ nắm bắt tốt những dấu hiệu mà đối phương đưa ra. Vậy những dấu hiệu của ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán biểu hiện như thế nào? Có ý nghĩa ra sao? Cùng Where S phân tích trong bài viết sau.
Ngôn ngữ cơ thể là gì?
Ngôn ngữ cơ thể là một hình thức truyền thông phi ngôn ngữ, sử dụng các hành vi của thể chứ không phải ngôn từ nhằm mục đích thể hiện hoặc truyền đạt thông tin. Các hành vi của ngôn ngữ cơ thể bao gồm những biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế, cử chỉ, cử động mắt, sự đụng chạm và cách sử dụng không gian cá nhân.
Thông qua ngôn ngữ cơ thể, người nghe có thể dự đoán suy nghĩ, trạng thái hiện tại của đối tượng giao tiếp. Điều này đặc biệt được chú trọng trong các cuộc gặp gỡ quan trọng, chẳng hạn như phỏng vấn, đàm phán… nhằm đánh giá quan điểm, tính trung thực, thái độ. Trên cơ sở đó, người nghe có thể đưa ra những quyết định phù hợp.
>> 8 Kỹ năng đàm phán thương lượng giúp bạn thành công trong mọi cuộc giao dịch
Ý nghĩa ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Sở dĩ ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp rất được chú trọng, đặc biệt là giữa các cuộc đàm phán quan trọng là nhờ những ý nghĩa sau:
- Giúp nhận biết được vị trí của từng cá nhân: Trong một cuộc đàm phán hoặc hội họp, dựa trên cách lựa chọn chỗ ngồi bạn có thể dự đoán được vị trí hoặc vai trò của từng người tham gia.
- Phán đoán sự lĩnh hội của người nghe: Thông qua ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể phán đoán được mức độ chú ý của từng người. Những người đang tập trung nghe thường có biểu hiện khá thư giãn, lòng bàn tay mở, hơi nghiêng người về phía trước. Ngược lại, người không sẵn sàng lắng nghe thường khoanh tay hoặc dựa vào ghế.
- Nhận biết thái độ: Trong quá trình giao tiếp, hầu hết mọi người sẽ thay đổi tư thế và cử chỉ theo thái độ, cảm xúc. Do đó, nếu chú ý quan sát, bạn có thể biết được họ đang chấp nhận ý kiến, có thái độ chống đối, hay đang cảm thấy nhàm chán. Trên cơ sở đó, bạn sẽ có những điều chỉnh phù hợp để dẫn dắt cuộc đàm phán đi đúng với mục tiêu đề ra ban đầu.
Nhận biết một số dấu hiệu của ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán
Trong quá trình đàm phán, việc nhận biết tốt những dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc nắm bắt được tâm lý, ý đồ hoặc thái độ của đối tác. Trên cơ sở đó, bạn có thể đưa ra những điều chỉnh hoặc chiến lược phù hợp để gia tăng cơ hội thành công trong quá trình đàm phán.
>> 7 kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả trong công việc và cuộc sống
Để nhận biết một số dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán, bạn có thể dựa trên những biểu hiện sau:
Khi ai đó chấp nhận ý kiến của bạn
Trong quá trình trao đổi, nếu một người chấp nhận ý kiến của bạn thường biểu hiện bằng những hành động như:
- Ngẩng đầu
- Hơi nheo mắt
- Tháo kính mắt
- Bóp nhẹ sống mũi
- Nghiêng người về phía trước, ngồi ở mép ghế ở tư thế nghe rõ nhất.
- Thể hiện bằng ánh mắt.
- Đặt tay lên ngực
- Tay chống cằm hoặc má
Những dấu hiệu thể hiện sự chống đối
Ngược lại, nếu người nghe có sự chống đối thường thể hiện bằng các hành động như:
- Đưa tay ra phía sau cổ
- Thường xuyên cựa quậy
- Ánh mắt không biểu hiện cảm xúc
- Tay đặt sau lưng
- Dùng một bàn tay che miệng
- Nắm bàn tay hoặc cổ tay
- Khoanh tay
- Mắt liếc nhanh
Thể hiện sự nhàm chán
Khi một người cảm thấy nhàm chán với phần trình bày của bạn, họ có thể biểu hiện bằng những ngôn ngữ cơ thể như:
- Nhìn ra phía cửa hoặc cửa sổ
- Tay chống vào đầu
- Bẻ ngón tay
- …
>> 8 Kỹ năng thuyết phục khách hàng thành công cho dân sale
Một số lưu ý về ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán
Có thể nói, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động đến cảm nhận và đánh giá của người khác về bạn. Do đó, trong quá trình giao tiếp, đàm phán, bạn cần chú ý đến mọi điệu bộ, cử chỉ của bản thân nhằm tạo sự tin cậy, chuyên nghiệp.
- Về tư thế: Trong quá trình giao tiếp, bạn nên chú ý đứng thẳng hoặc ngồi thẳng, không khom lưng hoặc nghiêng người về một bên. Khi ngồi, bạn nên đặt cả hai chân xuống nền, không khoanh chân hoặc luồn chân dưới ghế. Ngoài ra, bạn cũng có thể hơi nghiêng người về trước hoặc sau để tạo cảm giác thoải mái trong quá trình trò chuyện.
- Hành động tay: Bạn nên đặt tay ở vị trí dễ nhìn thấy như trên đùi hoặc trên bà, có thể nắm hờ hai tay lại với nhau. Hãy chú ý không đưa tay sờ lên mặt hoặc vuốt miệng; không cho tay vào túi hoặc đặt trong ngăn bàn; không siết chặt hai tay lại với nhau và không tự ý nắm tay người khác trừ khi bạn bắt tay họ.
- Ánh mắt: Đa phần mọi người đều đoán tính cách và thần thái của người khác dựa vào ánh mắt. Do đó, để thể hiện sự tự tin trong quá trình giao tiếp, bạn nên chủ động nhìn vào mắt người đang nói kèm theo nụ cười thân thiện. Ngoài ra, bạn không nên nhìn chằm chằm vào mắt người đối diện hoặc nhìn đi chỗ khác khi có người đang trò chuyện cùng bạn; không nên nháy mắt hoặc đảo mắt liên tục để tránh gây cảm giác đáng ngờ.
>> 5 Kỹ năng thương lượng thông minh trong giao tiếp và kinh doanh
Đối với những nhà đàm phán chuyên nghiệp, việc rèn luyện và nắm bắt tốt ngôn ngữ cơ thể sẽ góp phần rất lớn đến thành công của mọi cuộc gặp gỡ. Chính vì vậy, ngoài kỹ năng trình bày, bạn cũng nên chú trọng đến việc kiểm soát tốt ngôn ngữ cơ thể để quá trình giao tiếp diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn.