Theo giải nghĩa của từ điển Hán Việt do Đào Duy Anh biên soạn thì phê phán là nhận định, xét đoán, bình phẩm. Do đó, tư duy phê phán được xem là một trong những kỹ năng cần thiết làm nền tảng cho hệ tư duy khác cũng như rèn luyện trí não con người. Vậy tư duy phê phán là gì? Làm thế nào để rèn luyện tư duy phê phán? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.
Tìm hiểu tổng quan về tư duy phê phán
Tư duy phê phán là gì?
Để hiểu rõ hơn về tư duy phê phán là gì, Where S sẽ sơ lược đôi nét về sự phát triển của hệ tư tưởng này.
Cách đây khoảng 2500 năm, các trường phái triết học khác nhau đã phát triển vô cùng mạnh mẽ. Bên cạnh những vị triết gia lỗi lạc, vẫn còn những kẻ mạo danh. Vậy nên, không ít người đã đến một ngôi đền ở Delphi, nơi tương truyền có thần Zeus cư ngụ để hỏi rằng ai là người thông thái nhất Hy Lạp. Câu trả lời họ nhận được chính là Socrates.
Tuy nhiên, khi được hỏi, ông lại phủ nhận điều này. Đồng thời Socrates vẫn luôn tự đặt các câu hỏi để để bảo đảm bản thân đã hiểu thấu đáo hoặc còn hoài nghi một vấn đề nào đó. Ông cũng áp dụng phương pháp vấn đáp với những người đến tìm gặp ông. Đây được xem là khởi đầu cho tư duy phê phán về sau.
Có thể thấy, nền tảng của tư duy phê phán đã được bắt đầu từ rất lâu nhưng mãi đến những năm 1970, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu tìm hiểu và ứng dụng vào giảng dạy tại Mỹ.
Trải qua một quá trình dài phát triển, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tư duy phê phán. Nhưng tựu trung, có thể hiểu đây là quá trình vận dụng tích cực tư duy vào việc tổng hợp, phân tích, đánh giá sự việc, ý tưởng… bằng kinh nghiệm, sự quan sát, bằng chứng… để đưa ra phương hướng hành động, suy nghĩ phù hợp nhất.
>> Xem thêm: Phương pháp rèn luyện tư duy phân tích hiệu quả
Tìm hiểu tư duy phê phán theo Benjamin Bloom
Tư duy phê phán là gì? Theo Benjamin Bloom, có sáu mức độ tư duy từ thấp đến cao, được đánh số thứ tự 1-6 gồm: (1) Kiến thức, (2) Thông hiểu, (3) Áp dụng, (4) Phân tích, (5) Tổng hợp, và (6) Đánh giá. Căn cứ theo định nghĩa ở phần trên, những kỹ năng cần thiết để tạo nên tư duy phê phán đã được Bloom đề cập đến từ năm 1956, trước cả khi các đợt sóng nghiên cứu về vấn đề này diễn ra từ năm 1970.
Như vậy, những kỹ năng thuộc loại “cao cấp” từ tầng thứ 4 trở lên đều có thể được dạy ngay từ bậc tiểu học dựa theo các câu hỏi phù hợp với trình độ. Thực tế, hầu hết các bài học liên quan đến lịch sử, văn học… đều có phần bài tập, câu hỏi thuộc kiểu phân tích, đánh giá. Do đó, tư duy phê phán hoàn toàn có thể được trang bị, phát triển dần ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thay vì xem đó như một kỹ năng cao cấp, chỉ người trưởng thành mới có thể rèn luyện.
>> Tư duy tích cực thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào?
Vai trò của tư duy phê phán trong công việc và cuộc sống
Trong xã hội công nghiệp và công nghệ, người lao động cần rèn luyện tư duy phê phán để xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trên cơ sở đó, bạn mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho công việc của mình, làm tiền đề phát triển lâu dài. Dù bạn hoạt động trong lĩnh vực nào đi nữa thì đây vẫn là tư duy tổng hợp hết sức cần thiết.
Bên cạnh công việc, tư duy phê phán còn là một phần thiết yếu để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Ngay từ việc tiếp nhận thông tin trên các phương tiện truyền thông bạn đã cần có kỹ năng phân tích, đánh giá để chọn lọc, tránh bị tác động bởi những nội dung không phù hợp. Rộng hơn nữa, nhờ có tư duy phê phán, bạn sẽ có khả năng suy nghĩ độc lập, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và phát triển tư duy sáng tạo vượt trội. Nhờ đó, cuộc sống của bạn sẽ cân bằng, ổn định hơn.
Những biểu hiện của người có tư duy phê phán
Có thể thấy, để rèn luyện tư duy phê phán cần có một quá trình dài trau dồi. Do đó, không phải ai cũng sở hữu tư duy này một cách toàn vẹn. Bạn có thể nhận biết người có tư duy phê phán thông qua những biểu hiện sau:
- Có khả năng quan sát, đào sâu vấn đề thay vì chỉ nhìn nhận ở bề nổi.
- Biết cách đặt câu hỏi để tìm hiểu thông tin, luôn tò mò và chủ động tìm kiếm câu trả lời khi có thắc mắc.
- Luôn xem xét kỹ vấn đề trước khi đưa ra quyết định.
- Có tư duy logic, khả năng liên kết, xâu chuỗi vấn đề.
- Có thái độ khách quan trước mọi vấn đề dựa trên các bằng chứng, lý lẽ thuyết phục.
- Có kỹ năng đưa ra quyết định thông qua việc phát hiện vấn đề, tìm nguyên nhân, giải pháp và đưa ra kế hoạch hành động.
>> Tư duy trái ngược là gì? Top 3 cuốn sách giúp bạn phát triển tư duy trái ngược hiệu quả
6 phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán
Sau khi nắm chắc khái niệm tư duy phê phán là gì, hãy cùng tìm hiểu phương pháp rèn luyện tư duy này. Cụ thể, bạn hãy thực hiện theo 6 bước sau:
Đặt câu hỏi thường xuyên
Đặt câu hỏi trước mọi vấn đề được xem là yếu tố nền tảng để phát triển kỹ năng tư duy phê phán. Tuy nhiên, song song với việc đặt câu hỏi, bạn cần chủ động tìm kiếm câu trả lời thích hợp cho vấn đề mình đặt ra. Có như vậy, bạn mới có thể rèn luyện trí não, nâng cao tri thức hiệu quả, góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán của mình.
Học cách phân tích vấn đề
Dựa trên thông tin thu nhận được, bạn cần học cách phân tích vấn đề để hiểu đúng bản chất của sự vật, hiện tượng… Trên cơ sở đó, bạn có thể nhìn nhận mọi thứ theo chiều sâu, đúc rút kinh nghiệm hoặc tìm phương hướng hành động phù hợp.
Rèn luyện cách nhìn nhận vấn đề và trau dồi kiến thức
Việc nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và trau dồi kiến thức là 2 yếu tố luôn song hành với nhau. Muốn bỏ qua yếu tố cảm tính trước các sự việc, hiện tượng diễn ra trong công việc, cuộc sống, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cần thiết. Trên cơ sở đó, bạn mới có thể đưa ra những bằng chứng, luận điểm chính xác để nhìn nhận mọi việc hoàn toàn khách quan.
Tự điều chỉnh những quan điểm cá nhân
Trong quá trình đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề xảy ra xung quanh, chắc chắn sẽ có trường hợp bản cảm thấy không phù hợp với quan điểm bản thân. Điều này hoàn toàn bình thường, nhưng quan trọng vẫn là cách bạn tiếp nhận và điều chỉnh nó. Nếu muốn phát triển kỹ năng tư duy phê phán, bạn cần biết lắng nghe, phân tích để tự thay đổi quan điểm cá nhân, hướng đến việc tiếp thu những ý kiến, tư tưởng tiến bộ.
Cải thiện chức năng của não bộ
Một trong những phương thức phát triển kỹ năng tư duy phê phán có thể áp dụng cho mọi độ tuổi là tiến hành cải thiện chức năng não bộ. Não bộ linh hoạt, khỏe mạnh sẽ là điều kiện cốt lõi giúp rèn luyện hiệu quả kỹ năng này.
Có rất nhiều các để rèn luyện như giải đố, chơi các trò chơi trí tuệ… Việc thực hiện thường xuyên sẽ giúp não bộ hoạt động hiệu quả, góp phần hỗ trợ cho quá trình phân tích, tư duy trong mọi vấn đề của cuộc sống.
Rèn luyện tư duy phê phán trong toán học
Đối với độ tuổi học sinh, sinh viên, việc rèn luyện tư duy phê phán thông qua toán học là lựa chọn vô cùng phù hợp. Để giải toán, bạn cần vận dụng những kiến thức đã được học, luận giải đề bài để tiến hành phân tích và lựa chọn công thức phù hợp. Những yếu tố này đều nằm trong biểu đồ 6 mức độ tư duy của Benjamin Bloom, góp phần rất lớn trong quá trình rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán ở mọi độ tuổi.
Kỹ năng tư duy phê phán được nhận định là kiểu tư duy bậc cao, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi người. Đây cũng là một kiểu tư duy tổng hợp, có liên hệ với nhiều dạng như duy khác như: tư duy logic, tư duy phản biện, tư duy tích cực…