Những cách giải quyết vấn đề trong công việc thông minh, đạt hiệu quả cao

Kỹ năng giải quyết vấn đề là giúp bạn trở nên linh hoạt và ứng biến mọi việc nhanh nhạy hơn. Theo dõi bài viết sau đây của Where S để tham khảo thêm các cách giải quyết vấn đề trong công việc một cách tối ưu và thành công! 

Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc

Trong công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng giải quyết những tình huống bất ngờ và khó khăn khi tương tác với doanh nghiệp khác. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua các trở ngại, từ đó định hướng đúng mục tiêu cần đạt được. Ngoài ra, sở hữu kỹ năng này còn mang lại cho bạn nhiều cơ hội mới để phát triển bản thân và cấp bậc trong môi trường làm việc. 

Ngoài ra, việc giải quyết vấn đề còn liên quan đến các kỹ năng khác như: Kỹ năng phân tích, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm,… Ví dụ, khi gặp một tình huống khó khăn, bạn phải nhìn nhận kỹ lưỡng, đánh giá và xem xét nguyên nhân, hậu quả. Từ đó, bạn mới có thể đưa ra các hướng giải quyết sáng tạo, phù hợp trong từng hoàn cảnh.

>> Xem thêm: 9 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh cơ bản, giúp bạn thành công trong mọi cuộc đàm phán

Các bước/cách giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống

Tiếp nhận công việc – vấn đề cần giải quyết

Mọi việc dù lớn hay nhỏ, để tìm được phương pháp giải quyết hiệu quả thì trước tiên bạn phải hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề đó. Hãy đánh giá khách quan từ bên ngoài đến bên trong của vấn đề để các bước tiếp theo không đi sai hướng. 

Nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh và tiến hành phân tích

cách giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống

Trước khi phân tích, hãy nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra được điểm mấu chốt cần giải quyết. Khi đã có được cái nhìn toàn diện, bao quát nhất, bạn sẽ hình dung được những điều cần làm, những gì không thể thực hiện, cái gì chưa được giải quyết tốt,…. 

Sau khi đã tìm hiểu rõ vấn đề, bạn hãy bắt đầu việc nghiên cứu và phân tích. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bản chất của tình huống đó và đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Bạn có thể xác định vấn đề bằng cách đặt ra các câu hỏi, chẳng hạn như: 

  • Vấn đề có thực sự quan trọng không? 
  • Bản chất của vấn đề là gì?
  • Vấn đề đòi hỏi bạn cần thực hiện những điều gì?
  • Mức độ khó dễ của vấn đề như thế nào?

Đặt ra mục tiêu

Sau khi thực hiện các bước trên, hãy đặt ra mục tiêu để giúp bạn đi đúng hướng trong việc giải quyết vấn đề. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi để dễ dàng xác định hơn, ví dụ:

  • Bạn đang cố gắng đạt được điều gì? 
  • Mục tiêu đặt ra đã đủ để giải quyết được vấn đề chưa? 
  • Bạn có khả năng thực hiện được mục tiêu đó không?  
cách giải quyết vấn đề trong công việc

Thực hiện đánh giá các giải pháp

Sau khi có mục tiêu, hãy đề ra các giải pháp có thể thực hiện bằng cách đánh giá, cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Đồng thời, bạn có thể nhìn lại nguồn gốc phát sinh của vấn đề để chắc chắn rằng đó là những sự lựa chọn hợp lý nhất. 

Nếu bạn chọn sai giải pháp đồng nghĩa với việc vấn đề cần giải quyết sẽ không có kết quả tốt. Vì vậy, đây được xem là bước quan trọng, quyết định mức độ thành công hay thất bại khi thực hiện kế hoạch.

>> Bật mí 8 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh giúp bạn thành công

Lựa chọn giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề

Lựa chọn giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề

Một giải pháp phù hợp và hiệu quả cần đáp ứng đủ 3 yếu tố, bao gồm: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề trong thời gian dài lâu, có tính khả thi và hiệu quả.

Ở giai đoạn này, bạn cần thử nghiệm từng giải pháp để xác định nó có đầy đủ 3 yếu tố trên không. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi để giải đáp các thắc mắc như:

  • Giải pháp này sẽ được thực hiện như thế nào?
  • Nó thỏa mãn và mang đến hiệu quả cho việc giải quyết vấn đề đến mức độ nào?
  • Phí tổn về tài chính, công sức và thời gian cho việc áp dụng giải pháp đó là bao nhiêu?
  • Giải pháp nào sẽ có hiệu quả hơn, giải pháp nào tốt nhất? 

Thực hiện giải quyết vấn đề

Khi bạn đã đánh giá và lựa chọn giải pháp, hãy bắt đầu thực hiện giải quyết vấn đề. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì sẽ có những tình huống phát sinh thêm mà bạn không thể biết trước. Vì vậy, hãy luôn trong trạng thái sẵn sàng, chủ động để thực hiện theo đúng kế hoạch và mang lại kết quả như mong muốn. 

Đánh giá kết quả đạt được

Ở bước cuối cùng, bạn cần đánh giá tổng quan kết quả của việc giải quyết vấn đề. Hãy kiểm tra xem cách thực hiện này có tốt và mang lại hiệu quả tích cực không. Đồng thời, những bài học kinh nghiệm rút ra được từ khâu đánh giá sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết và nguồn lực để giải quyết các vấn đề khác.

>> Có thể bạn quan tâm: Chinh phục 5 cấp bậc của tư duy phản biện

Lời khuyên để rèn luyện kỹ năng/cách giải quyết vấn đề hiệu quả

Lời khuyên để rèn luyện kỹ năng/cách giải quyết vấn đề hiệu quả

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề hơn:

  • Tập trung vào mục tiêu, giải pháp: Hãy cố gắng nhìn nhận vấn đề một cách bình tĩnh, sáng suốt để suy nghĩ được các biện pháp khả thi. Bạn chỉ nên nhấn mạnh vào tính hiệu quả, tính lâu dài,… để phát huy sự tiềm năng của các biện pháp.
  • Cởi mở và linh hoạt: Hãy linh hoạt trong việc thử nghiệm các giải pháp. Điều này giúp bạn nhìn nhận được mục tiêu nào tiềm năng hơn, từ đó tăng khả năng sáng tạo và tìm được phương hướng giải quyết phù hợp. 
  • Nhìn nhận vấn đề trung lập: Hãy thử tiếp cận với vấn đề một cách trung lập, nếu không bạn sẽ dễ bị phân tâm bởi ý kiến đa chiều của người khác. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua những lời góp ý từ mọi người mà hãy đón nhận một cách phù hợp nhất.
  • Lật ngược vấn đề: Khi gặp phải bế tắc trong việc thực hiện giải pháp, bạn có thể thay đổi cách tiếp cận và làm mới ý tưởng bằng cách lật ngược vấn đề. Lúc này, bạn có thể tìm ra nhiều giải pháp sáng tạo, góp phần kích thích sự nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng.
  • Sử dụng ngôn từ tích cực: Hãy dẫn dắt suy nghĩ của bạn theo hướng “Sẽ như thế nào nếu…” hay “Tưởng tượng rằng…”. Những cụm từ này giúp não bộ của bạn trở nên rộng mở và tư duy sáng tạo hơn. 
  • Đơn giản hóa sự việc: Hãy cố gắng đơn giản hóa mọi vấn đề bằng cách loại bỏ những chi tiết không cần thiết. Bạn có thể thử tìm kiếm và thực hiện các giải pháp một cách đơn giản, rõ ràng nhất để đạt được một kết quả khả quan. 

Để rèn luyện hiệu quả các cách giải quyết vấn đề trong công việc, bạn hãy thường xuyên thử nghiệm thông qua các tình huống thực tế. Từ đó bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm riêng cho bản thân và ứng dụng tốt vào trong công việc và cuộc sống. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *