Top 7 Tư duy về tiền trong cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Đa phần nhiều người nghĩ rằng chỉ nên tìm hiểu cách quản lý tài chính cá nhân khi đã có nhiều tiền. Nhưng đây là một tư duy không chính xác, lý do vì sao? Để tìm ra câu trả lời thì mời bạn theo dõi bài viết về “Top 7 Tư duy về cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả” dưới đây của Where S.

7 tư duy/quy tắc về cách quản lý tài chính cá nhân nên biết

Tư duy đúng đắn về tiền trong cách quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn chi tiêu và tiết kiệm hợp lý nhằm giúp cuộc sống thoải mái hơn. Dưới đây là Top 7 quy tắc về cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

1. Hãy trả cho mình trước tiên

Cách quản lý tài chính cá nhân này nghĩa là cứ 10 đồng bạn kiếm được thì hãy tự trả cho bản thân 1 đồng trước tiên rồi mới sử dụng 9 đồng còn lại cho các chi tiêu thiết yếu khác.

Hãy luôn nghĩ rằng phải ưu tiên cho bản thân hơn bất kỳ thứ gì khác. Và chắc chắn với tư duy quản lý tài chính cá nhân này thì bạn sẽ luôn tìm cách sống ổn mà không cần đến 1/10 số tiền đã trả cho bản thân.

quy tắc về cách quản lý tài chính cá nhân nên biết

“Trả cho bản thân trước” là bí mật xây dựng sự giàu có mà không phải ai cũng biết

>> 8 ý tưởng tuyệt vời giúp bạn học cách làm giàu với 10 triệu đồng

2. Tiết kiệm không phải lúc nào cũng tốt 

Bạn thường được khuyên rằng bạn phải biết tiết kiệm, đây là một lời khuyên cực kỳ hữu ích. Tuy nhiên cũng đừng hà khắc với bản thân mình. Bạn chỉ nên tiết kiệm 1 đồng trong 10 đồng mà bạn kiếm được thay vì 5 – 7 đồng. Và đây được coi là cách quản lý tài chính cá nhân thông minh, lý do vì sao?

Bởi vì bạn không thể mang số tiền tiết kiệm được mà cất vào gầm giường và nơm nớp lo sợ mỗi ngày rằng chúng sẽ bị mất cắp. Để khắc phục thì thông thường bạn sẽ chọn cách gửi tiết kiệm vào một ngân hàng uy tín bất kỳ và nhận lãi suất trong thời gian cố định. Nghĩa là bạn đang cho ngân hàng vay tiền và với số tiền này, ngân hàng lại cho một cá nhân nào đó vay mượn với một mức lãi suất cao hơn. Điều này có phải xót xa không khi mà số tiền bạn đang cố gắng tiết kiệm kia đang được người khác dùng để làm ăn và làm giàu cho chính họ. Trong khi đó bạn lại tằn tiện, hà khắc với bản thân mình để rồi chỉ để nhận được một mức lãi suất đúng bằng tỷ lệ lạm phát hằng năm.

Do đó, bạn chỉ nên tiết kiệm 1 đồng trong 10 đồng mà bạn kiếm được và dùng 9 đồng còn lại để phân bổ cho những hạng mục khác. Hãy nhớ rằng đừng để số tiền tiết kiệm nằm im bất động vì nhà máy in tiền của chính phủ thì vẫn đang hoạt động hết công suất mỗi ngày nên tỷ lệ lạm phát vẫn gia tăng đều đặn.

>> 6 công thức kinh doanh online thành công, tối ưu chi phí

 tư duy về cách quản lý tài chính cá nhân nên biết

Tiết kiệm thì tốt nhưng đừng tằn tiện với bản thân và để tiền tiết kiệm trở thành gánh nặng cho bạn

3. Đừng tiêu hết những gì mình kiếm được

Mua sắm vô tội vạ là một trong những lỗi cực kỳ phổ biến mà người trẻ thường hay mắc phải. Họ có thể mua sắm bất kỳ khi nào họ thích, ngay cả khi không khá giả hay không có nguồn thu nhập tốt hằng tháng. Đôi khi họ còn vay nợ hay còn sử dụng thẻ tín ghi nợ để mua sắm. Thói quen này khiến bạn gặp khó khăn trong cách quản lý tài chính cá nhân, thậm chí còn khiến bạn thiếu hụt tiền nghiêm trọng.

Do đó, để tránh tình trạng chi tiêu hết những gì mình kiếm được thì hãy chỉ mua những thứ thật sự cần thiết cho nhu cầu của bạn. Đồng thời, hạn chế mua nhiều sản phẩm trong cùng mặt hàng nếu như vật dụng bạn đã sở hữu vẫn còn sử dụng được. 

 tư duy về cách quản lý tài chính cá nhân

Tiêu hết những gì bạn kiếm được cho việc mua sắm là một lỗi cực kỳ phổ biến trong cách quản lý tài chính cá nhân của giới trẻ

4. Hiểu về nợ, nợ tốt, nợ xấu

Cứ mỗi lần bạn nghe thấy “chữ nợ”, bạn sẽ nghĩ ngay đó điều là xấu nhưng thật sự nếu hiểu rõ về khái niệm nợ thì đó lại là một vũ khí cực kỳ lợi hại trong cách quản lý tài chính cá nhân. Tất nhiên nợ vẫn luôn là con dao 2 lưỡi dành cho người vay mượn. 

Hãy bắt đầu bằng khái niệm nợ tốt, đây là một khoản nợ bạn vay của người khác rồi dùng số tiền vay được này để làm giàu cho bản thân. Nghĩa là bạn sẽ dùng số tiền đã kiếm được từ khoản vay để trả nợ gốc và lãi suất kèm theo. Ví dụ bạn vay tiền ngân hàng để đem đi kinh doanh với lãi suất từ 10 – 12%/ năm trong khi lãi từ việc kinh doanh là 20%/ năm. Khi đó, khoản nợ ngân hàng kia chính là khoản nợ tốt vì bạn hoàn toàn có khả năng trả nợ, thậm chí là còn dư giả sau khi tất toán khoản vay.

Ngược lại, nợ xấu thông thường là những khoản nợ tiêu trước trả sau và vượt quá khả năng chi trả của bạn. Những khoản nợ này thường cộng với mức lãi kép khiến bạn khó có thể trả cả gốc lẫn lãi và vì thế mà bạn rất dễ rơi vào cảnh túng thiếu. Do đó, hãy cẩn thận với những lời mời vay tiền quá dễ dàng vì khả năng cao là bạn phải còng mình làm việc để nuôi người khác. Ví dụ hiện tại mức lương của bạn là 5 triệu/ tháng và sẽ có người đề nghị cho bạn vay liền 3 tháng lương với điều kiện là bạn chỉ cần trả lãi cho họ 500 ngàn mỗi tháng. Thoạt nhìn thì bạn thấy khá là đơn giản nhưng sau 1 năm số tiền bạn phải trả tổng cộng cho họ là 21 triệu. Nghĩa là lãi suất lên đến 40%/ năm – một mức lãi suất điên rồ.

>> 6 Mô hình quản lý thời gian giúp bạn gia tăng hiệu suất công việc mỗi ngày

cách quản lý tài chính cá nhân

Hiểu rõ về khái niệm nợ tốt nợ xấu sẽ là một vũ khí cực kỳ lợi hại trong cách quản lý tài chính cá nhân

5. Hãy mua tài sản đừng mua tiêu sản 

Chỉ nên mua thứ gì đem về tiền cho bạn chứ đừng mua những thứ khiến bạn tiêu tốn thêm tài sản là một cách quản lý tài chính cá nhân cực kỳ thông minh.  

Hãy tưởng tượng bạn sẽ mua chiếc xe ô tô 4 chỗ, nếu chiếc xe ô tô này có thể mang thêm tiền cho bạn vì giúp việc làm ăn của bạn được thuận lợi hơn, ký được nhiều hợp đồng hơn với đối tác hơn… thì sẽ được xem xét là tài sản vì đã giúp bạn mang về được nhiều tiền hơn. Nhưng vẫn là chiếc xe ô tô đó chỉ để không và mỗi tháng bạn phải chi trả các loại chi phí cho chiếc xe này như xăng xe, phí bãi đỗ xe,… Như vậy thì chiếc xe sẽ được xem là tiêu sản vì khiến bạn tiêu tốn thêm tiền khi sở hữu. Do đó, với những thứ làm mất tiền của bạn liên tục như vậy thì bạn cũng không nên sở hữu.

Nhiều người trẻ thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này nhưng một khi đã hiểu rạch ròi thì bạn sẽ biết được hiện tại bạn đang sở hữu tài sản hay tiêu sản. Để từ đó bạn sẽ đề ra được cách quản lý tài chính cá nhân phù hợp nhằm gia tăng khối lượng tài sản của bản thân.

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Chỉ nên mua thứ gì đem về tiền cho bạn chứ đừng mua những thứ khiến bạn tiêu tốn thêm tài sản là một cách quản lý tài chính cá nhân cực kỳ thông minh

6. Cố gắng đa dạng nguồn thu nhập

Đầu tiên, bạn nên nhìn nhận lại toàn bộ số tiền mà bạn có được hàng tháng bắt nguồn từ những khoản nào. Nếu đó chỉ xuất phát từ một nguồn thì có lẽ thời điểm bạn đọc được bài chia sẻ này là thời điểm thích hợp để bạn có thể nghĩ thêm 2-3 nguồn thu nhập khác.

Ví dụ bạn đang có nguồn thu nhập chính từ lương thì hãy đặt ra câu hỏi làm thế nào để bạn có thể tăng số thu nhập đó? Có lẽ bạn phải làm việc chăm chỉ hơn, làm ngoài giờ,… Để có thể được tăng lương nhưng chung quy lại thì đó vẫn là từ một nguồn thu nhập. Tất nhiên, điều này không hề xấu nhưng khi bạn đã nhận thức được rằng nguồn thu nhập này đã bị hữu hạn thì hãy cố gắng phân bổ thời gian và tư duy để tìm ra cách kiếm thêm tiền từ nhiều nguồn khác.

>> Học 6 kỹ năng kiếm tiền nhanh nhất từ người thành công

Cách quản lý tài chính cá nhân đơn giản

Đa dạng hóa nguồn thu nhập giúp bạn gia tăng tài sản hiệu quả và nhanh chóng

7. Áp dụng công thức 50/20/30 hoặc 6 chiếc hũ vào quản lý tài chính cá nhân

“50/30/20” là một quy tắc quản lý tài chính mang tính thực tế và ứng dụng cao, được khá nhiều người áp dụng trong cuộc sống. Bạn cũng có thể áp dụng quy tắc này vào chính cuộc sống của mình để quản lý tài chính tốt hơn. Nghĩa là, bạn sẽ chia thu nhập hằng tháng ra 3 phần với tỉ lệ lần lượt là 50%, 30% và 20%, cụ thể:

  • 50% thu nhập dành cho các chi phí cố định: Bao gồm chi phí ăn uống, nhà cửa và đi lại. Vì là chi phí cố định mỗi tháng nên bạn có thể ghi lại để chi tiêu tiết kiệm tối đa các loại chi phí này xuống còn 50%.
  • 30% thu nhập dành cho sinh hoạt: Thường các chi phí như mua sắm, giải trí,… Vì không phải là chi phí cần thiết và cố định hằng tháng nên bạn có thể cân nhắc giảm các chi phí này xuống mức thấp nhất có thể. 
  • 20% thu nhập dành cho tiết kiệm: Khoản tiết kiệm này có thể giúp bạn xoay sở tài chính khi cần và tránh được các rủi ro bất ngờ. Trong những tháng đầu học cách quản lý tài chính cá nhân thì bạn có thể tiết kiệm từ 10-15% nhưng hãy cố gắng tăng dần mức tiết kiệm cho các tháng tiếp theo.

Nếu bạn cảm thấy quy tắc “50/30/20” không phù hợp với nguồn thu nhập của mình vì còn nhiều khoản chi tiêu hơn thì bạn có thể tham khảo quy tắc quản lý tài chính mang tên “6 cái lọ” dưới đây.

Đây là một trong những cách quản lý tài chính cá nhân vô cùng hiệu quả và dễ dàng áp dụng linh hoạt. Trong đó, tùy thuộc vào mức thu nhập mà bạn có thể chia thành 6 phần với tỷ lệ và mục đích như sau: 

  • Lọ 1 (55% mức thu nhập): Dùng cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, đi lại, điện thoại, xăng xe,…
  • Lọ 2 (10% mức thu nhập): Dùng cho việc giáo dục như tham gia các khóa học để gia tăng kỹ năng, kiến thức nhằm phát triển bản thân toàn diện.
  • Lọ 3 (10% mức thu nhập): Dùng cho việc hưởng thụ như chi tiêu vào việc mua sắm, cà phê với bạn bè,… nhằm mục đích giải tỏa căng thẳng và nuông chiều bản thân.
  • Lọ 4 (10% mức thu nhập): Dùng cho việc tự do tài chính như đầu tư vào tiền ảo, cổ phiếu, hùn vốn làm ăn,… Nếu biết cách đầu tư hợp lý thì bạn có thể kiếm được 10% – 15% lợi nhuận hoặc hơn thế nữa.
  • Lọ 5 (10% mức thu nhập): Dùng để tiết kiệm dài hạn, đây được xem là khoản tiết kiệm trong tương lai để đề phòng rủi ro hoặc dành cho các mục tiêu dài hạn như mua xe, mua nhà,…
  • Lọ 6 (5% mức thu nhập): Dùng để giúp đỡ người khác, bằng việc cho đi và đóng góp cho cộng đồng thì bạn sẽ đổi lại được sự an yên trong tâm hồn.

>> Xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả cùng Where S

“6 chiếc lọ” là một trong những bí quyết quản lý tài chính cá nhân vô cùng hiệu quả 

“6 chiếc lọ” là một trong những bí quyết quản lý tài chính cá nhân vô cùng hiệu quả 

5 Tựa sách giúp bạn học cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

1. Cha giàu cha nghèo

Cuốn sách “Cha giàu cha nghèo” được viết bởi Robert Kiyosaki – một nhà đầu tư kiêm diễn giả, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng trong  lĩnh vực tài chính tại Mỹ. Nội dung chính của “Cha giàu cha nghèo” đưa ra 2 quan điểm khác nhau về tiền từ chính 2 người cha của tác giả. 

Nội dung của cuốn sách này không phải dạy bạn những thủ thuật để làm giàu mà còn truyền tải lời dạy của người cha nuôi dành cho Robert đến người đọc như sau “Thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu”. Do đó, ngoài việc dạy kiếm tiền thì “Cha giàu cha nghèo” còn giúp bạn phân biệt được giữa tài sản và tiêu sản để không trở thành nô lệ của đồng tiền. 

Với nội dung bổ ích dạy về bí quyết giúp bản thân trở nên giàu có và duy trì sự giàu sang bền vững thì “Cha giàu cha nghèo” đích thị là cuốn sách về cách quản lý tài chính cá nhân “siêu hay” mà bạn không nên bỏ lỡ.

 Tựa sách giúp bạn học cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

2. How money works

“How money works” là cuốn cẩm nang thu nhỏ với nội dung đơn giản về tiền tệ và hệ thống tài chính thế giới, được nhiều độc giả đánh giá cao. Sách này nói về nguồn gốc của tiền và cách các chính phủ quản lý dòng tiền. “How money work” cũng mô tả về cách thị trường tài chính vận hành, cách kiếm tiền của các doanh nghiệp hay cách cá nhân tối ưu hóa sự giàu có bằng việc đa dạng thu nhập từ đầu tư. 

Tóm lại thì “How money works” sẽ giúp bạn “hiểu về tiền” một cách đơn giản mà không hề nhàm chán. Tuy rằng, kiến thức trong sách còn khá mới mẻ nhưng sẽ cực kỳ hữu ích để bạn hiểu được vì sao người khác đang giàu lên còn bạn lại đang nghèo đi. Từ đó, giúp bạn biết được cách quản lý chi tiêu tiền sao cho hiệu quả nhất.

>> Tổng hợp 8 cuốn sách hay về tư duy giúp bạn có cuộc sống tốt đẹp hơn

sách giúp bạn học cách quản lý tài chính cá nhân

3. Người giàu có nhất thành Babylon

Đây là cuốn sách nằm trong Top 11 cuốn sách hay về cách quản lý tài chính cá nhân do độc giả bình chọn. “Người giàu có nhất thành Babylon” sẽ mở ra những nguyên tắc tài chính bất biến và bài học giá trị trong việc chi tiêu, chi tiêu tiền bạc. Nội dung xuyên suốt của cuốn sách này là nói về việc lao động và cách kiếm tiền, làm giàu.

“Người giàu có nhất thành Babylon” được xem là một cuốn sách hay khi mang lại những bài học sâu sắc về cách kiếm tiền, quản lý chi tiêu, tiết kiệm, nuôi dưỡng niềm đam mê và tình yêu đối với công việc. Đây cũng là cuốn sách giúp mang đến giải pháp chữa những trị chiếc túi rỗng vô cùng hiệu quả.

sách về cách quản lý tài chính cá nhân

4. Nghĩ giàu làm giàu

Một quyển sách hay về cách quản lý tài chính cá nhân khác cũng rất nhiều bạn trẻ tìm đọc đó là “Nghĩ giàu làm giàu” (Think and Grow Rich) của Napoleon Hill. Mặc dù đã được ra mắt từ năm 1937 nhưng những thông điệp trong cuốn sách này vẫn không hề lỗi thời. Ngược lại, nhiều người đọc còn coi là đó nguồn cảm hứng giúp họ phát triển năng lực cá nhân. 

Đọc “Nghĩ giàu làm giàu” sẽ giúp bạn rút ra được những bài học thú vị về dịch vụ chăm sóc khách hàng, quản lý nhóm, trí tuệ tập thể,… Không chỉ thế, cuốn sách này còn là cánh cửa khai mở tư duy, giúp bạn làm giàu bằng nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống chứ không chỉ đơn thuần là trong lĩnh vực tài chính.

sách về cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

5. Con đường tự do tài chính

“Con đường tự do tài chính” chính là cuốn sách cuối cùng khép lại TOP 5 danh sách cuốn sách hay về cách quản lý tài chính cá nhân mà bạn không bỏ lỡ. 

Mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với xuất phát điểm khác nhau nhưng đa phần đều hướng đến một mục tiêu chung là đạt được sự tự do về tài chính. Tuy nhiên, con đường đầy chông gai đó không chỉ cần sự may mắn, kiên trì và chăm chỉ mà còn được quyết định bởi sự tư duy và kiến thức chuyên môn. Do đó, cuốn sách “Con đường tự do tài chính” chính là kim chỉ nam giúp bạn đi đúng đường.

TOP 5 danh sách cuốn sách hay về cách quản lý tài chính cá nhân

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được Top các quy tắc cũng như 5 cuốn sách hay về cách quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, để quản lý, tiết kiệm và kiếm tiền hiệu quả thì đòi hỏi bạn phải chăm chỉ, kiên trì hơn nữa trong việc tích lũy kiến thức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *