Ngày nay khi cuộc sống ngày càng hiện đại và đầy đủ thì người ta càng quan tâm đến sức khỏe hơn trước. Không những các bộ môn như chạy bộ, gym, dance,… giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn nổi bật với các phương pháp giúp phòng ngừa, giảm bệnh như thiền định hay yoga. Trong bài viết này, Where S sẽ giới thiệu đến các bạn các phương pháp thiền định chữa bệnh tốt và hiệu quả.
Cách thức thiền định tác động đến cơ thể
Thiền là một phương pháp gom tâm trụ vào một điểm cụ thể để giữ cho tâm trí được bình yên. Từ đó, bạn có thể kiểm soát được hoạt động của não bộ, giúp tâm trí ta được cân bằng, sáng suốt, tĩnh tâm và an lạc.
Sự biến đổi của môi trường, địa lý, virus, hóa chất, thức ăn độc hại,….là tác nhân gây bệnh chủ yếu cho con người. Tác nhân thứ hai cũng chiếm phần lớn là đến từ bên trong cơ thể của chúng ta. Khi nguồn năng lượng của cơ thể bị thiếu hụt, tế bào sẽ bị mất cân bằng điện áp, từ đó gây ra những sự xáo trộn trong hoạt động. Ví dụ như hiện tượng khi ta lao động lâu thì chân tay sẽ mỏi mệt, cần sự nghỉ ngơi để hồi phục.
Đây chính là đặc điểm cốt yếu mà thiền định đưa vào vận dụng trong các phương pháp tập luyện. Khi ngồi thiền, cơ thể thu năng lượng giúp ta tự điều chỉnh được trạng thái cân bằng, yếu bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hơn.
Cơ chế giúp thiền định chữa bệnh cho cơ thể
Thiền là phương pháp hỗ trợ, bổ sung tích cực cho y học đương đại về lâu dài. Người Ai Cập cổ đại và Ấn Độ đã phát hiện trên cơ thể người có hàng ngàn điểm mà khi ta châm kim vào có thể chữa được hầu hết các bệnh. Ngoài những huyệt đặc biệt và kỳ huyệt, còn có khoảng 356 huyệt nằm rải trên 12 đường kinh và 2 mạch lớn của cơ thể là mạch Đốc và mạch Nhâm. Từ đó tạo ra một cấu trúc vận hành lưu thông khí huyết vô cùng tuyệt diệu trong cơ thể con người. Khi các kinh mạch này được lưu thông liên tục và đều đặn thì mọi bộ phận trong cơ thể sẽ vô cùng khỏe mạnh, cân bằng và tràn đầy sinh khí.
Trong cuộc sống thường ngày chúng ta thường gặp phải những căng thẳng, mệt mỏi, dần dần tích tụ sẽ trở thành bệnh. Sự mất cân bằng ngày càng gia tăng sẽ làm ách tắc hệ thống kinh mạch. Sau khi được khai mở các luân xa thì hệ thống kinh mạch của cơ thể đang bị ách tắc sẽ được khai thông, dinh dưỡng lại được cung cấp đủ đầy tới những cơ quan bị tổn thương. Dần dần tạo nên sự quân bình cho cơ thể, đây cũng chính là cơ chế trị bệnh của thiền.
>> Điểm danh 7 Cuốn sách về thiền định nên có trong tủ sách
Phương pháp/cách ngồi thiền định chữa bệnh đúng “chuẩn”
Để thiền chữa bệnh một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề được chia sẻ dưới đây:
- Nếu bạn là người mới làm quen với ngồi thiền thì tốt nhất không nên tự tập một mình tại nhà. Bạn nên thực hành tại các tu viện, chùa có tổ chức các khóa thiền ngắn hạn. Những sư thầy và người có kinh nghiệm sẽ hướng dẫn cụ thể, giúp bạn thiền đúng cách, bí quyết để tập trung, không suy nghĩ lan man khi ngồi thiền.
- Khi ngồi thiền, bạn nên chọn một không gian mát mẻ, thoáng đãng, ít tiếng ồn, không ô nhiễm để không ảnh hưởng đến sự tập trung và bình yên của bạn.
- Mỗi lần ngồi thiền nên thực hiện từ 60 phút đến 90 phút. Lúc này, não bộ nên được thả lỏng, thư giãn, đừng nên nghĩ đến bất cứ điều gì, nhất là những điều dễ khiến bản thân lo lắng, căng thẳng, bất an.
- Sau khi thiền nên ăn uống thanh đạm, hạn chế ăn nhiều thịt, thường xuyên ăn rau thanh, hoa quả để thanh lọc cơ thể, giúp tâm trí bạn thoải mái hơn.
Ngồi thiền chữa bệnh vốn không khó để áp dụng, tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao, trước hết bạn cần rèn cho bản thân một tâm trí yên bình và thanh tĩnh.
Rất khó để có thể thực hiện thành công từ ngay lần đầu. Bạn hãy cố gắng chiến đấu để gạt mọi suy nghĩ đấu tranh hiện lên trong đầu. Lúc bạn rơi vào trạng thái tĩnh lặng, bình yên thì bạn đã bước đầu thành công chạm vào sự vô ưu và an lạc của thiền định.
>> Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi: Hít thở sâu hoặc thiền định
Những lưu ý cần nắm khi thực hiện thiền định chữa bệnh
Thiền là một môn rất dễ luyện tập và dành cho mọi đối tượng. Nó giúp con người giải phóng tâm bệnh, lấy lại sự bình tĩnh, lạc quan và thanh thản. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp thiền định mang lại giá trị lớn hơn cho chính bản thân bạn:
- Nên ngồi thiền vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi ngủ. Đây là lúc mà cơ thể đang được thư giãn, thả lỏng nhất, thích hợp để thiền định.
- Không nên thiền ngay sau khi tập thể dục hoặc sau khi ăn hoặc. Vì thường sau thời gian này, cơ thể cần được tiêu hóa thức ăn và nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sức khỏe. Do đó, nếu bạn thiền ngay lúc này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất tập trung và khó chịu hơn.
- Trang phục ngồi thiền nên thoáng mát, thoải mái. Tránh mặc những bộ quá chật vì thời gian ngồi thiền lâu, phải khép chân và không được dịch chuyển nhiều. Vì vậy mang đồ rộng rãi sẽ giúp quá trình lưu thông máu được hiệu quả hơn.
- Sau kết thúc ngồi thiền, không nên đứng dậy ngay mà nên duỗi hai tay và chân, thả lỏng cơ thể để khí huyết lưu thông, tránh bị tê rần và chóng mặt.
Nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh rằng thiền định không chỉ giúp tâm hồn thư thái mà còn giúp phát triển trí não, phòng chống lão hóa, cải thiện các chức năng sinh lý, giảm chứng mất trí nhớ,… Vì vậy, hãy dành một khoảng thời gian thoải mái trong ngày để học cách ngồi thiền đúng, tạo thói quen thiền sẽ giúp bạn luôn có một tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt.
>> Tư duy tích cực thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào?
Gợi ý những bài tập thiền định chữa bệnh cụ thể
Tư thế yoga và ngồi thiền định chữa bệnh dạ dày
Để chữa bệnh dạ dày hiệu quả, bạn có thể thiền định theo tư thế ngồi bán già. Đây là cách ngồi gác một chân lên bắp vế chân kia. Cụ thể, bạn lấy bàn chân trái gác lên bắp vế phải và bàn chân phải ở dưới bắp vế trái. Hoặc ngược lại, lấy bàn chân phải gác lên bắp vế trái và bàn chân trái ở dưới bắp vế phải. Ở tư thế này, tùy theo cơ thể mỗi người mà bạn sẽ cảm thấy có chút khác biệt khi đổi giữa hai chân.
Tư thế này giúp bạn giữ cho cột sống thẳng hơn, không dễ bị nghiêng ngả khi ngồi thiền. Tư thế này cũng khá dễ thực hiện nếu chân bạn không quá cứng. Trước khi vào tư thế, bạn nên tập nhẹ một vài động tác khởi động cho cổ chân, cơ đùi, háng để có thể vào tư thế thoải mái hơn.
>> “Bật mí” khóa học Thiền trực tuyến uy tín, chất lượng nhất hiện nay
Tư thế ngồi thiền hỗ trợ phòng ngừa và chữa bệnh tim mạch
Để giúp phòng ngừa và hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, bạn có thể thực hiện thiền định theo tư thế vững nhất là thế kiết già (hoa sen): Hai bàn chân chéo vào nhau, chân trái trên bắp chân phải và chân phải đặt trên bắp chân trái.
Chú ý khi khi ngồi thiền chú không nên cưỡng ép cơ thể ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực sẽ gây căng thẳng cho lưng. Hãy để lưng cảm thấy thoải mái, bởi hai bên sống lưng là hai luồng năng lượng, có nhiều huyệt mạch và những dây thần kinh điều khiển tất cả hoạt động trong cơ thể. Khi ngồi đúng tư thế thì năng lượng trong cơ thể mới lưu chuyển giúp tiềm thức được mạnh khỏe và thông suốt.
Ngồi tĩnh tâm kết hợp với phương pháp thở để đẩy mọi suy nghĩ ra khỏi tâm trí, bù đắp năng lượng bị thiếu hụt của cơ thể. Trong khi ngồi thiền, bạn không nên động đậy, hãy để tâm trí được an lạc, thảnh nơi. Nếu một bộ phận nào đó cảm thấy khó chịu, quá sức chịu đựng thì bạn có thể xả thiền để thay đổi tư thế. Tốt nhất nên xả thiền đứng dậy và đi lại từng bước chậm rãi.
>> Khám phá 9 phương pháp thiền định hiệu quả, hỗ trợ cải thiện sức khỏe và tinh thần