Lập trình ngôn ngữ tư duy (viết tắt là NLP) được coi là phương pháp quan trọng giúp nhiều cá nhân hoặc tổ chức đạt được thành công. Vậy phương pháp NLP là gì và nó được ứng dụng như thế nào trong công việc và cuộc sống? Hãy theo dõi bài viết sau của Where S để tìm hiểu thêm chi tiết!
Tìm hiểu chung về phương pháp NLP
NLP là gì?
NLP là từ viết tắt của Neuro Linguistics Programming, dịch ra nghĩa tiếng Việt là lập trình ngôn ngữ tư duy. Đây là một ngành khoa học được 2 vị giáo sư đại học Santa Cruz (Mỹ) là John Grinder và Richard Bandler nghiên cứu và phát triển từ năm 1976. Nó bao gồm 3 thành tố có sự ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nên những kinh nghiệm cá nhân của mỗi người: ngôn ngữ học, thần kinh học và những mô thức đã được lập trình sẵn.
NLP thực hiện nghiên cứu cách hành vi, ngôn ngữ và đặc biệt là tư duy của những người thành công nhất, từ đó rút ra được mô hình, kinh nghiệm và có tính ứng dụng trong đời sống. NLP cũng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong đời sống.
Đặc biệt, Coaching NLP là sự huấn luyện, giúp cho khách hàng vận dụng các kỹ thuật NLP để thay đổi suy nghĩ, tư duy, hành vi, ngôn ngữ,… từ đó phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
>> Xem thêm: Điểm danh 5 cuốn sách về NLP hay, chất
Nguồn gốc của phương pháp NLP
Vào đầu những năm 1970, nhà ngôn ngữ học John Grinder và nhà toán học Richard Bandler bắt đầu tìm kiếm các công cụ xuất sắc giúp phát triển tiềm năng cho bản thân. Và họ đã thành công tạo ra phương pháp NLP chứa đựng 3 thành tố có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình hình thành kinh nghiệm cá nhân của mỗi người.
Người sáng lập NLP cho biết, con người rất hiếm khi phản ứng trực tiếp đối với thế giới xung quanh. Ban đầu, họ chỉ sử dụng những dữ liệu nhận được từ thế giới bên ngoài trong quá trình sống để lập trình cho não bộ. Sau đó, họ sẽ phản ứng và hành động theo các lộ trình đã được cài sẵn đó. Ví dụ, khi thấy gián, một số người sẽ hét lên vì sợ, vài người khác lại mặc kệ,…
Với quan điểm này, họ tạo ra NLP với mục đích mô hình hóa lại các hoạt động phức tạp của những người thành công. Từ đó, nó sẽ giúp những người bình thường có thể học hỏi, phát triển bản thân hơn.
>> 7 bài trắc nghiệm khám phá bản thân nhanh chóng
Các thành phần và nguyên lý hoạt động của phương pháp NLP
Các thành phần của phương pháp NLP
Phương pháp NLP có thể được hiểu theo ba thành phần cụ thể như sau:
- Chủ quan: Chúng ta thường trải nghiệm thế giới một cách chủ quan, vì vậy não bộ tự tạo ra các suy nghĩ về thế giới theo quan điểm riêng – gọi là kinh nghiệm. Kinh nghiệm được hình thành dựa trên giao tiếp thông qua ngôn ngữ và 5 giác quan.
- Ý thức: NLP được tạo ra dựa trên quan niệm rằng: Ý thức được phân chia thành một thành phần vô thức và một thành phần ý thức. Những trải nghiệm chủ quan xảy ra bên ngoài nhận thức của một cá nhân thường được gọi là “tâm trí vô thức”.
- Học tập: NLP sử dụng phương pháp bắt chước trong việc học tập nên được gọi là mô hình hóa dữ liệu.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp NLP
NLP nghiên cứu về hành vi theo thói quen của cá nhân. Một người cũng có thể học hỏi những mô thức có ích cho bản thân từ người thành công khác. Sau đó, họ có thể luyện tập các mô thức mới cho hành vi, ý thức và hoạt động của chính mình. Đây gọi là “tái lập trình não bộ” để hành xử hiệu quả hơn trong những trường hợp tương tự. Vậy nên, có thể nói mục đích chính của NLP là thay đổi tận gốc hành vi, tư duy của mỗi người.
Lợi ích của phương pháp NLP với cá nhân và tổ chức
Ứng dụng phương pháp NLP sẽ mang đến một số lợi ích nhất định cho cá nhân và tổ chức, cụ thể:
Lợi ích của NLP đối với cá nhân
NLP sẽ tập trung vào điều bạn đang muốn thay đổi và làm thế nào để tạo ra động lực từ bên trong giúp bạn thực hiện được điều đó. Các phương pháp tâm lý truyền thống thường sẽ tập trung vào vấn đề và nguyên nhân gây ra vấn đề, trong khi NLP chỉ tập trung vào giải pháp giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó. Ngoài ra, nó còn hướng đến việc mô hình hóa hành vi của những người thành công trên thế giới và cho phép bạn học tập những hành vi đó để góp phần phát triển bản thân mình.
Nhà nghiên cứu và sáng lập NLP tin rằng, nếu một người có thể sử dụng hiệu quả kỹ thuật và nguyên lý trong NLP thì có thể đạt được khả năng giao tiếp một cách nghệ thuật, có được cuộc sống thành công và mãn nguyện hơn.
>> Khơi nguồn sáng tạo cùng phương pháp SCAMPER
Lợi ích của NLP đối với doanh nghiệp và tổ chức
NLP không chỉ là một công cụ tuyệt vời để phát triển cá nhân mà nó còn giúp các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thành công hơn. NLP được ứng dụng vào nhiều tổ chức kinh doanh khác nhau, góp phần nâng cao hiệu quả bán hàng, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng thuyết trình, quản lý stress, và giảm căng thẳng mệt mỏi,…
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng phương pháp NLP còn góp phần làm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng cả về tâm lý và thể chất trong môi trường doanh nghiệp.
5 kỹ thuật NLP giúp bạn thay đổi cuộc sống
Kỹ thuật neo cảm xúc
Mục đích của kỹ thuật Anchoring (neo cảm xúc) là liên kết cảm xúc của coachee (người được huấn luyện) với bất kỳ hành động thể chất nhất định (gọi là neo). Nó nhằm hỗ trợ quá trình thay đổi cảm xúc và suy nghĩ của coachee.
Kỹ thuật thay đổi niềm tin
Cá nhân mỗi người đều có những giới hạn niềm tin về bản thân. Sau một thời gian, những giới hạn này lại trở thành vách ngăn khiến bạn không thể phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Coaching NLP sẽ là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về các định kiến này và góp phần khắc phục những hậu quả mang lại.
Ứng dụng kỹ thuật coaching NLP thành công sẽ mang lại sự thay đổi tích cực cho coachee. Thông qua sự tìm hiểu, quan sát và đặt câu hỏi về cảm giác của coachee, huấn luyện viên có thể giúp họ chuyển đổi sang tâm lý và trạng thái mong muốn.
Kỹ thuật phản chiếu và tạo thiện cảm
Trách nhiệm chính của một người huấn luyện viên là tạo ra không gian giúp coachee học cách tin tưởng vào bản thân. Mirroring (phản chiếu) và Rapport (tạo thiện cảm) đều là những kỹ thuật coaching NLP quan trọng để Ice Breaking (phá vỡ lớp băng) và thiết lập mối quan hệ tốt hơn với coachee.
Huấn luyện viên NLP sẽ được đào tạo bài bản để biết lắng nghe và trò chuyện một cách tự nhiên nhất. Bằng cách phản ánh những cử chỉ, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể và lời nói của coachee, huấn luyện viên sẽ dựa vào đó để tạo ra nền tảng và thiết lập nên mối quan hệ, sự tin tưởng từ đôi bên. Điều này giúp huấn luyện viên có thể dẫn dắt tốt hơn và đẩy nhanh tốc độ cuộc trò chuyện. Từ đó, coachee sẽ cảm thấy được hỗ trợ trong một môi trường thân thiện, nơi mà họ có cơ hội khám phá cảm xúc và suy nghĩ của mình.
Kỹ thuật định hình lại cách suy nghĩ
Kỹ thuật tái cấu trúc NLP (định hình lại cách suy nghĩ) sẽ cung cấp nền tảng kiến thức cần thiết để thay đổi cảm xúc của coachee, giúp họ hướng đến một kết quả lạc quan hơn.
Ví dụ: Coachee đang cảm thấy “Tôi không muốn mình quá béo”. Huấn luyện viên sẽ khám phá và điều chỉnh lại suy nghĩ của họ bằng cách hỏi về các mục tiêu. Từ đó, coachee sẽ nhận ra mục tiêu của họ là trở nên săn chắc hơn. Họ sẽ chuyển suy nghĩ từ tiêu cực trở thành thực hiện mục tiêu. Đây chính là hiệu quả tuyệt vời của việc coaching NLP bằng cách đặt câu hỏi, định hướng suy nghĩ giúp họ không còn tiêu cực nữa.
>> Tư duy trái ngược là gì? Top 3 cuốn sách giúp bạn phát triển tư duy trái ngược hiệu quả
Kỹ thuật hình dung sáng tạo
Kỹ thuật coaching NLP bao gồm cả việc nghiên cứu nghệ thuật thuyết phục (còn gọi là art of persuasion). Huấn luyện viên sẽ học cách làm việc hiệu quả với coachee và loại bỏ những mâu thuẫn trong bản thân, niềm tin còn hạn chế và cả những thói quen không tốt. Quá trình trao đổi giữa 2 bên nhằm hướng họ đến với sự chấp nhận bản thân.
Bên cạnh đó, huấn luyện viên cũng hỗ trợ coachee thực hành các kỹ thuật hình dung nhanh để đạt được kết quả thành công hơn.
Ứng dụng của phương pháp NLP
Ứng dụng phương pháp NLP trong trị liệu
NLP căn bản thường được sử dụng như một liệu pháp giúp bổ trợ thực hành trong các chuyên ngành trị liệu. Phương pháp này cũng đã được ứng dụng để nghiên cứu về sự ảnh hưởng của niềm tin đối với bệnh tật. Các nhà khoa học đã nhận thấy cách bác sĩ trao đổi thông tin với bệnh nhân có thể ảnh hưởng xấu hoặc tốt đối với quá trình phục hồi. Từ đó có thể thấy, niềm tin có mối tương quan đối với sức khỏe, thể chất của con người.
Ứng dụng phương pháp NLP để học tiếng Anh hiệu quả
Coaching NLP sẽ giúp bạn tạo động lực, thói quen học Tiếng Anh giao tiếp trở nên hiệu quả hơn. Nó còn tác động vào tiềm thức của người học, giúp họ biết được vai trò quan trọng và mục đích của việc học tiếng Anh là gì. Từ đó, họ sẽ học một cách chủ động hơn. Tuy nhiên, những động lực học tiếng Anh cần phải được liệt kê rõ ràng thì mới có thể tác động hiệu quả đến tiềm thức và buộc ta phải thay đổi về nó.
Những ứng dụng khác của phương pháp NLP
Mặc dù mục đích chính của NLP là trị liệu theo định hướng nhưng bản chất chung, phương pháp này cũng có thể phát huy tiềm năng vào các lĩnh vực khác, bao gồm:
- Thuyết phục
- Đàm phán
- Bán hàng
- Giảng dạy
- Đào tạo quản lý
- Thể thao
- Huấn luyện
- Xây dựng đội ngũ
Bài viết trên đã tổng hợp kiến thức về phương pháp NLP – lập trình ngôn ngữ tư duy. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn về NLP, từ đó ứng dụng hiệu quả trong công việc và cuộc sống.