William James từng nói: “Cách nhìn của chúng ta về thế giới thực được định hình bởi điều chúng ta quyết định lắng nghe”. Danh ngôn này đã cho chúng ta biết kỹ năng biết lắng nghe quan trọng đến nhường nào, quyết định khả năng hiệu quả giao tiếp trong công việc và cuộc sống. Trong phạm vi bài viết này, Where S giới thiệu đến quý bạn đọc về tầm quan trọng cũng như cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe một cách có hiệu quả và áp dụng được ngay trong thực tiễn. Khám phá ngay nhé!
Định nghĩa về kỹ năng lắng nghe
Trước khi tìm hiểu về kỹ năng lắng nghe, Where S sẽ giải thích đến bạn đọc về thuật ngữ “Nghe”.
Nghe là quá trình chủ động hoặc thụ động tiếp nhận âm thanh từ xung quanh đến tai của con người. Khả năng nghe chủ động hay thụ động phụ thuộc vào người nghe đang muốn tập trung tiếp nhận thông tin hay không.
Kỹ năng lắng nghe là quá trình tiếp nhận thông tin từ âm thanh một cách tập trung, chủ động, có chọn lọc và đưa ra phản hồi thích hợp với những gì đã được tiếp nhận. Ở kỹ năng này, quá trình phản hồi, tương tác qua lại sẽ ít hơn, phần nói của người nghe sẽ giảm đi, nhường phần dành cho người nói thể hiện.
Lắng nghe không chỉ dừng lại việc lĩnh hội và tiếp nhận thông tin của người nói mà còn thể hiện được sự đồng cảm, tán thành/ủng hộ, thậm chí đưa ra những lời khuyên chân thành dành cho người nói. Nhờ kỹ năng lắng nghe, bạn đã ghi điểm rất tốt với người nói.
>> Kỹ năng lắng nghe tích cực là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực hiệu quả
Lợi ích của kỹ năng lắng nghe
Không phải tự nhiên kỹ năng lắng nghe lại được mọi người trau dồi và rèn luyện nhiều đến như vậy, bởi chúng mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho cả người nghe và người nói.
Giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh các kỹ năng thuyết trình, đàm phán hay làm việc nhóm hiệu quả… kỹ năng lắng nghe góp phần nâng cao khả năng giao tiếp mà bạn không ngờ tới.
Trong công việc, bạn sẽ được học hỏi, tiếp thu những giá trị, kinh nghiệm làm việc của mọi người. Một người biết lắng nghe và thấu hiểu đối phương sẽ giúp cho mọi vấn đề được giải quyết nhanh chóng có hiệu quả hơn.
Trong cuộc sống hằng ngày, nhờ có kỹ năng biết lắng nghe, bạn sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Những mối quan hệ đó như gia đình, bạn bè, tình yêu, giúp bạn gắn bó và khăng khít hơn.
Tạo sự thiện cảm, sự tốt đẹp của người nói. Khi lắng nghe kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, bạn sẽ tạo được sự liên kết cảm xúc với người nói dễ dàng. Từ đó, bạn có thể chia sẻ và cảm thông với người khác, giúp người khác tiếp động lực, tinh thần tốt đẹp hơn.
>> 9 cách nói chuyện thông minh và khôn khéo trong giao tiếp ứng xử
5 Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
1. Tập trung vào cuộc giao tiếp
Một trong những điều kiện tiên quyết giúp bạn có kỹ năng lắng nghe hiệu quả chính là tập trung vào cuộc giao tiếp với người nói (có thể là 1 người hoặc 1 nhóm người). Ở đây sẽ bao gồm 1 người nói và 1 nhóm người nói.
Nhờ sự tập trung vào cuộc trò chuyện, bạn sẽ nắm bắt được những thông tin quan trọng và phản hồi kịp thời, có hiệu quả đối với người nghe. Để dễ dàng tập trung hơn, bạn nên tắt điện thoại, không làm việc riêng, không gian yên tĩnh trước khi nghe người khác nói.
2. Không ngắt lời đối phương
Trong quá trình nghe người khác nói, bạn nên nghe hết phần trình bày, tâm sự của đối phương trước khi đưa ra lời nói của mình. Một người lắng nghe tốt là một người biết tôn trọng lời nói và cảm xúc của người nói mà không chen ngang, ngắt lời.
Để làm được điều này, bạn chỉ cần tập trung và để người nói hết ý, nhìn cử chỉ, ánh mắt của họ để quyết định tiếp lời.
>> “Mách” bạn cách nói chuyện hài hước và hóm hỉnh gây ấn tượng khi giao tiếp
3. Không phán xét và áp đặt
Khi lắng nghe bạn cần có một tinh thần cởi mở, chân thành. Trong quá trình nghe, bạn tập trung vào câu chuyện của họ, nhận định bao quát, phân tích rồi sau đó đưa ra lời khuyên đến người nghe.
Lời khuyên này không mang tính áp đặt. Thay vào đó, bạn lấy tư tưởng cởi mở giúp người nghe được tôn trọng và giải quyết vấn đề.
4. Sự thấu hiểu
Lắng nghe nhưng cần có sự thấu hiểu. Trong quá trình lắng nghe, bạn cần sử dụng tư duy của bạn để hiểu được đối phương đang mong chờ bạn điều gì. Thật sự người nghe rất có thiện cảm đối với những bạn luôn thấu hiểu mình. Từ đó, họ cảm nhận được sự động viên tinh thần.
5. Phản hồi và đưa ra ý kiến cá nhân
Người có kỹ năng lắng nghe là người biết đâu là điểm dừng và đâu là thời điểm cần đưa ra lời phản hồi và ý kiến, quan điểm cá nhân. Người nói không chỉ thể hiện ý chí mong muốn được nghe mà còn sau cuộc trò chuyện này, họ mong nhận được lời khuyên từ người nghe.
Do đó, bạn hãy thể hiện quan điểm cá nhân của mình và giúp họ giải quyết được vấn đề nhé!
>> Nghệ thuật ứng xử thông minh nơi công sở giúp bạn “được lòng” tất cả mọi người
Kết luận
Kỹ năng lắng nghe trở thành một phần quan trọng giúp bạn tiến xa hơn trong các mối quan hệ khi giao tiếp. Nhờ có kỹ năng này, bạn hoàn toàn chinh phục được đối phương, mang lại sự tốt đẹp đến mọi người. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cải thiện, trau dồi các kỹ năng khác giúp đạt hiệu quả giao tiếp cao trong công việc lẫn cuộc sống.