Tranh biện là gì? Nắm vững tuyệt chiêu để chiến thắng trong các cuộc tranh biện

Trong cuộc sống và công việc sẽ có không ít trường hợp bạn cần sử dụng đến kỹ năng tranh biện để bảo vệ quan điểm của mình. Vậy thực chất kỹ năng tranh biện là gì? Làm thế nào để lên ý tưởng khi tham gia một cuộc tranh biện? Bài viết dưới đây của Where S sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề trên.

Kỹ năng tranh biện là gì?

Theo định nghĩa của American Debate League, kỹ năng tranh biện là một hệ thống các lập luận hoặc ý tưởng của những người tham tham dự về một chủ đề bất kỳ trong cuộc sống. Trong đó, những người tham dự sẽ được chia thành 2 phía ủng hộ và phản đối vấn đề đang được đề cập. 

Kỹ năng tranh biện là gì?

Kỹ năng tranh biện có thể được ứng dụng trong mọi hoàn cảnh của đời sống, từ những sự kiện chính quy đến các vấn đề đời thường. Mục đích chính của việc này là thuyết phục đối phương ý kiến mình đưa ra là đúng dựa trên những lập luận có tính logic. Do đó, cuộc tranh biện chỉ có thể kết thúc khi cả hai phía cùng đồng ý với một phương án chung hoặc có lý lẽ thuyết phục hơn. Quá trình này cũng đồng thời giúp các bên tham gia có cơ hội khám phá sâu hơn kiến thức liên quan đến chủ đề tranh luận và tìm ra phương án giải quyết một số vấn đề khác.

>> Tips giúp bạn trở thành người tranh biện giỏi

Tầm quan trọng của kỹ năng tranh biện

Kỹ năng tranh biện đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện một số kỹ năng mềm cần thiết của mỗi người. Cụ thể như sau:

  • Phát triển tư duy logic và phản biện: Để bảo vệ quan điểm cũng như thuyết phục đối phương, người tranh biện cần nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh và sắp xếp các ý tưởng sao cho logic. Điều này đòi hỏi bạn phải vận dụng tư duy phản biện và logic xuyên suốt toàn bộ quá trình, dần dần sẽ nâng cao những kỹ năng này để ứng dụng hiệu quả hơn trong cuộc sống.
  • Phát triển bản thân một cách toàn diện: Khi tham gia tranh biện, bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng phát biểu trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả, lập luận và sự sáng tạo. Đây điều là những kỹ năng quan trọng để hoàn thiện bản thân, tạo tiền đề giúp bạn phát triển tốt hơn trong công việc.
  • Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề: Người có kỹ năng tranh biện tốt sẽ biết cách đàm phán và thương lượng hiệu quả để đạt được điều mình mong muốn. Ngoài ra, họ cũng có kiến thức sâu rộng về nhiều vấn đề khác nhau, từ đó nâng cao ý thức về việc tìm cách giải quyết những vấn đề đó.

Những điều cơ bản cần nắm về tranh biện

Luật tranh biện

Trước khi tiến hành tranh biện, các bên tham gia cần nắm rõ các nội dung sau:

  • Chủ đề được lựa chọn có thể là một ý tưởng, một tuyên bố hoặc một chính sách bất kỳ.
  • Trong một cuộc tranh luận thường sẽ có 2 đội tham gia, mỗi đội gồm 3 thành viên và chia thành 2 phía là tán thành ý kiến và không tán thành. Trường hợp các cuộc tranh luận về chủ đề chính trị sẽ chỉ có 2 ứng viên tham gia.
  • Các thành viên trong mỗi đội sẽ có một khoảng thời gian nhất định để chứng minh cho luận điểm của mình. Mỗi bên sẽ thay phiên nhau vận dụng kỹ năng tranh biện để đưa ra luận điểm thuyết phục khán giả và phản bác lại ý kiến của đối phương. Trong suốt quá trình tranh biện, khán giả sẽ là người theo dõi nhưng không được tham gia.

>> Những cách giải quyết vấn đề trong công việc thông minh, đạt hiệu quả cao

Những điều cơ bản cần nắm về kỹ năng tranh biện

Vai trò trong một cuộc tranh biện

Trong quá trình tranh biện, mỗi thành viên đều có vai trò riêng theo 3 giai đoạn của quá trình. Cụ thể gồm:

  • Thành viên thứ nhất phía tán thành: Nêu rõ vấn đề mà cá nhân hoặc cả nhóm đang ủng hộ, định nghĩa những vấn đề liên quan và đưa ra 2-3 luận điểm giải thích vì sao có sự tán thành đó.
  • Thành viên thứ nhất phía phản đối: Nhắc lại chủ đề đang tranh luận và khẳng định sự không đồng tình. Định nghĩa lại những khái niệm chưa được giải thích hợp lý/thuyết phục đồng thời đưa ra 2-3 luận điểm làm rõ vì sao không đồng ý.
  • Thành viên thứ 2 phía tán thành: Phản bác ý kiến từ phía phản đối, đưa ra 2-3 luận điểm thể hiện sự ủng hộ.
  • Thành viên thứ 2 phía phản đối: Phản bác lại ý kiến của phía tán thành, đưa ra 2-3 luận điểm thể hiện sự phản đối.
  • Thành viên thứ 3 phía tán thành: Phản bác lại ý kiến mà phía phản đối đưa ra đồng thời bảo vệ các luận điểm quan trọng đã bị phản đối trước đó. Đưa ra kết luận cuối và tóm tắt lại những luận điểm chính.
  • Thành viên thứ 3 phía phản đối: Phản bác lại ý kiến của thành viên phía tán thành vừa đề cập, bảo vệ luận điểm đã bị bác bỏ, đưa ra kết luận cuối cùng và tóm tắt lại các luận điểm chính của mình.

>> Điểm danh các khóa học kỹ năng mềm online siêu chất lượng

Cấu trúc của một vòng tranh biện

Về cơ bản cấu trúc một vòng tranh biện thông thường sẽ diễn ra như sau:

Vòng 1: Tuyên bố và làm rõ quan điểm của các bên

A1Tuyên bố các quan điểm chính của bên tán thành về chủ đề tranh biện1 phút
N2Đặt các câu hỏi cho A1 để làm rõ luận điểm của bên A – Hỏi đápĐội A làm rõ2 phút
N1Tuyên bố các quan điểm chính của bên phản đối1 phút
A2Đặt các câu hỏi cho N1 để làm rõ luận điểm của N – Hỏi đápĐội N làm rõ2 phút

Vòng 2: Tranh luận

N3Đưa ra các lý lẽ để phản bác ý kiến từ phía N đối với A1 phút
A3Bảo vệ luận điểm của bên A và nêu lý lẽ phản bác lại các luận điểm của N1 phút
N1Bảo vệ luận điểm của bên N và nêu lý lẽ phản bác lại các luận điểm của A1 phút
A1Bảo vệ luận điểm của bên A và nêu lý lẽ phản bác lại các luận điểm của N1 phút
N2Bảo vệ luận điểm của bên N và nêu lý lẽ phản bác lại các luận điểm của A1 phút
A2Bảo vệ luận điểm của bên A và nêu lý lẽ phản bác lại các luận điểm của N1 phút

Vòng 3: Kết luận

N3Kết luận cho N1 phút
A3Kết luận cho A1 phút

Ghi chú:

A (Affirmative): Phía tán thành

N (Negative): Phía phản đối

kỹ năng tranh biện

Cấu trúc lập luận cơ bản cho ý tưởng 

Cấu trúc lập luận cơ bản cho ý tưởng tranh biện gồm 3 phần: 

  • Phần 1: Trình bày rõ lý do hoặc luận điểm vì sao ủng hộ hoặc phản đối vấn đề được đưa ra. 
  • Phần 2: Đưa ra các luận cứ để chứng minh và hỗ trợ cho luận điểm đã đề cập trước đó, bao gồm các số liệu thống kê, tài liệu tham khảo, trích dẫn, suy luận…
  • Phần 3: Giải thích rõ tầm quan trọng của các luận cứ trong việc chứng minh những luận điểm đã nêu.

>> 8 kỹ năng xử lý tình huống thông minh khi giao tiếp

Ví dụ:

Xây dựng cấu trúc lập luận cho vấn đề: Mạng xã hội cần thiết cho cộng đồng.

Phía tán thànhPhía phản đối
Luận điểm đầu tiên: Mạng xã hội là nơi cho phép cập nhật thông tin nhanh chóng vượt trội so với các kênh truyền thông khác.Luận điểm đầu tiên: Thông tin trên mạng xã hội thường không chuẩn xác, có độ tin cậy thấp.
Bằng chứng: Có đến 59% người dùng Twitter và 31% người dùng Facebook cập nhật tin tức mới thông qua mạng xã hội.Bằng chứng: Một nghiên cứu cho thấy các tin tức sai sự thật có tốc độ lan truyền nhanh gấp 6 lần so với tin chính xác trên Twitter, đồng thời tin giả được đăng thường xuyên hơn so với tin thật.
Ảnh hưởng: Phần lớn mọi người sử dụng mạng xã hội để cập nhật tin tức, điều này khiến nó trở thành nguồn thông tin cần thiết và phổ biến.Ảnh hưởng: Gây nhiễu loạn thông tin, khiến người dùng thường xuyên bị tác động bởi những tin thiếu chính xác.
Luận điểm thứ 2: Mạng xã hội giúp người dùng củng cố các mối quan hệ và kết bạn mới dễ dàng hơn.Luận điểm thứ 2: Mạng xã hội có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ ngoài thực tế.
Bằng chứng: Thống kê cho thấy có khoảng 72% thiếu niên chọn cách kết nối với bạn bè thông qua mạng xã hội. 698% người dùng cảm thấy được ủng hộ trong thời điểm khó khăn.Bằng chứng: Một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Twitter thường xuyên có thể dẫn đến mâu thuẫn trong các mối quan hệ tình cảm. Người có nhiều bạn bè trên mạng xã hội cũng cảm thấy căng thẳng hơn trong quá trình sử dụng.
Ảnh hưởng: Người trẻ nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ thông qua mạng xã hội.Ảnh hưởng: Việc hình thành các mối quan hệ thông quan mạng xã hội có nhiều hạn chế hơn so với những mặt tích cực được đề cập.

Để rèn luyện kỹ năng tranh biện, điều quan trọng là bạn cần dành thời gian thực hành càng nhiều càng tốt. Quá trình này đồng thời sẽ giúp bạn rèn luyện những kỹ năng quan trọng khác như kỹ năng phát biểu trước đám đông, lập luận logic, làm việc nhóm… Hoặc bạn cũng có thể áp dụng phương pháp ngược lại là rèn luyện các kỹ năng liên quan trước và ứng dụng vào quá trình tranh biện. Dù chọn cách nào đi nữa, việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là vô cùng quan trọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *