Tư duy chiến lược là một kỹ năng cần có ở người lãnh đạo để giúp quản lý và phát triển doanh nghiệp hiệu quả. Vậy tư duy chiến lược là gì? Làm thế nào để xây dựng kỹ năng này hiệu quả? Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết của Where S dưới đây.
Tư duy chiến lược là gì?
Tư duy chiến lược là khả năng xác định được các mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu và ưu tiên quan trọng trong doanh nghiệp. Để từ đó mà đưa ra được kế hoạch hành động đúng đắn để đảm bảo đạt được lợi ích và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững lâu dài.
Áp dụng tư duy này trong kinh doanh là điều cần thiết với người nắm giữ vị trí lãnh đạo. Bởi nhiệm vụ chính của họ là giúp tổ chức gia tăng lợi nhuận, giữ chân nhân tài, làm hài lòng khách hàng và duy trì được lợi thế để phát triển bền vững. Tất cả những mục tiêu này đều có tỉ lệ thành công cao nếu người lãnh đạo biết áp dụng tư duy chiến lược cách đúng đắn.
>> Tổng hợp 8 cuốn sách hay về tư duy giúp bạn có cuộc sống tốt đẹp hơn

Tầm quan trọng của tư duy chiến lược là giúp tăng tỉ lệ thành công trong các mục tiêu của doanh nghiệp
Biểu hiện của một người có tư duy chiến lược
Mức độ 1 – Mức độ cần cải thiện
Ở mức độ này, cá nhân sẽ cần được người khác hướng dẫn rất nhiều vì chỉ vận dụng khả năng tư duy chiến lược trong những tình huống cơ bản.
Biểu hiện thường thấy là cá nhân có thể đặt ra được mục tiêu phù hợp với các giá trị của doanh nghiệp và chiến lược hành động của team.
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng tư duy chiến lược vào những tình huống với độ khó trung bình mặc dù vẫn cần sự hướng dẫn từ người khác. Biểu hiện hành vi thường thấy ở mức độ này là cá nhân có thể:
- Điều phối được hoạt động của team theo đúng chiến lược chung của doanh nghiệp.
- Hình dung được hệ quả của vấn đề.
>> Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy giúp bạn thành công hơn

Mức độ 3 – Mức độ khá
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực tư duy chiến lược trong những tình huống khó khăn, mặc dù thỉnh thoảng vẫn cần được người khác chỉ dẫn. Biểu hiện hành vi của cá nhân thường thấy ở mức độ khá này là:
- Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch để xây dựng hành động cho team dựa trên mục tiêu chung của tổ chức.
- Điều phối các hoạt động của team sao cho phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp.
- Đánh giá chính xác nguyên nhân và hệ quả của vấn đề.
Mức độ 4 – Mức độ tốt
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng tư duy chiến lược trong những tình huống khá khó nhằng mà hầu như không cần đến sự hướng dẫn từ người khác. Biểu hiện thường thấy là:
- Có khả năng truyền đạt chiến lược, mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp tới nhiều đối tượng cá nhân.
- Xác định được cơ hội và nguy cơ để đưa ra phương án hành động phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
- Thường xuyên quan sát, tổng hợp, đánh giá và hành động dựa trên mối tương quan trong và ngoài tổ chức.
>> Cách rèn luyện kỹ năng tư duy, giúp giải quyết vấn đề suôn sẻ và hiệu quả

Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc
Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng tư duy chiến lược trong những tình huống đặc biệt khó khăn và thường hiểu hiện qua những hành động như:
- Tự tin truyền đạt kỹ năng mềm này cho người khác.
- Xác định được mức độ ưu tiên cho các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Xây dựng được định hướng phát triển cho doanh nghiệp.
- Có khả năng truyền đạt được tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu của tổ chức tới nhiều cá nhân.
- Xây dựng được kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu mà tổ chức hướng đến.
- Dẫn dắt doanh nghiệp đi theo chiến lược đúng đắn để phát triển bền vững.
Vì sao lãnh đạo cần có tư duy chiến lược?
Với tư cách là “đầu tàu”, người lãnh đạo có nhiệm vụ là xác định được tương lai của tổ chức sẽ phát triển như thế nào? Để bức tranh trong tương lai có thể thành hiện thực thì việc xác định mục tiêu, định hướng phát triển và kế hoạch hành động rất quan trọng. Và cá nhân có khả năng hình dung ra tương lai cũng như định hướng đường đi đúng đắn cho doanh nghiệp là người có biểu hiện tư duy chiến lược tốt. Nhiều chuyên gia điều hành doanh nghiệp kinh nghiệp lâu năm đã khẳng định rằng kỹ năng tư duy này là một trong những tố chất không thể thiếu ở người lãnh đạo.
Trên thực tế, một người lãnh đạo sở hữu tư duy chiến lược tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức như:
- Giúp doanh nghiệp thấy được tương lai của mình.
- Tạo cơ hội cho doanh nghiệp, tổ chức chủ động hành động để phát triển.
- Tạo ra tính thống nhất, liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức.

>> Các loại tư duy chính giúp bạn phát triển kỹ năng đột phá trong công việc và cuộc sống
Phương pháp xây dựng tư duy chiến lược
1. Chia nhỏ vấn đề
Việc chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ hơn giúp bạn dễ kiểm soát và tập trung vào chúng một cách hiệu quả hơn. Việc chia nhỏ vấn đề có thể dựa vào chức năng, nhiệm vụ, mục đích,… mà vấn đề đặt ra. Đây cũng là bước đầu tiên trong phương pháp xây dựng tư duy chiến lược.
2. Đặt câu hỏi “tại sao” trước khi “như thế nào”
Để giải quyết vấn đề hay lập kế hoạch dễ dàng hơn bạn hãy hỏi “tại sao” trước thay vì “làm thế nào”. Bởi câu hỏi “tại sao” giúp bạn suy nghĩ về tất cả lý do cho những quyết định để rồi mở mang đầu óc và xác định được những nguy cơ và cơ hội.
3. Xác định vấn đề và mục tiêu thật sự
Bạn cần phải thu thập thông tin để xác định rõ vấn trước khi giải quyết chúng. Giải quyết đúng vấn đề gốc sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ thành công cũng như tiết kiệm được thời gian.

4. Đặt đúng người đúng chỗ
Việc cho phép cả đội, nhóm tham gia vào tư duy chiến lược của bạn là hoàn toàn cần thiết bởi việc này sẽ giúp nảy sinh nhiều sáng kiến hơn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện kế hoạch này, bạn phải chắc chắn rằng đã đặt đúng người đúng chỗ, bởi:
- Nhân lực phù hợp: Tiết kiệm chi phí, nhân lực và vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ công việc nhờ kỹ năng làm việc nhóm của nhân sự.
- Vị trí phù hợp: tin tưởng vào năng lực chuyên môn, khả năng làm việc, hạn chế vấn đề phát sinh.
- Kế hoạch phù hợp: duy trì đúng tiến độ và dễ dàng đạt được mục tiêu.
Vì vậy, để cho mọi thứ có thể diễn ra trơn tru, ăn khớp thì bạn cần kết hợp đầy đủ cả ba yếu tố gồm nhân lực phù hợp, kế hoạch phù hợp và vị trí phù hợp.
5. Kiểm tra lại nguồn lực của bạn
Việc đảm bảo nguồn lực giúp chiến lược được duy trì đúng tiến độ và hiệu quả. Trước khi hành động hãy làm một cuộc kiểm kê nguồn lực gồm: Bạn có bao nhiêu thời gian? Bao nhiêu tiền? Bao nhiêu nhân sự? Trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý cần phải có là gì?…Hãy tổng hợp những tài nguyên bạn cần phải cho chiến lược của mình.
Top 2 cuốn sách về tư duy chiến lược nên đọc
Tư Duy Chiến Lược – Lý Thuyết Trò Chơi Thực Hành
Đây là tác phẩm kinh điển được viết bởi hai nhà kinh tế học nổi tiếng là Avinash K.Dixit và Barry J.Nalebuff. Nội dung của cuốn sách là tóm gọn nghệ thuật tư duy được áp dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống. Từ đó, giúp bạn có khả năng vượt lên đối thủ dù biết rằng đối thủ cũng có mục tiêu tương tự với mình.

Nghệ thuật Tư duy chiến lược
Đây là tác phẩm nhập môn kinh điển về nghệ thuật tư duy chiến lược giúp người đọc có một cái nhìn đơn giản nhưng đầy đủ về bộ môn khoa học nghiên cứu các tình huống chiến lược.

Hy vọng với bài chia sẻ của Where S thì bạn đã hiểu được khái niệm về tư duy chiến lược và phương pháp xây dựng kỹ năng mềm này hiệu quả.